Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao lễ hội chém lợn bị đề nghị ngưng tổ chức?

Ngày 27/1, Tổ chức Động vật châu Á (AAF) đã gây xôn xao dư luận khi phát đi thông điệp kêu gọi lấy chữ ký của cộng đồng để chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, Bắc Ninh.

Theo AAF, lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh vào dịp đầu xuân là lễ hội tàn bạo cần được chấm dứt. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, lễ hội còn tác động đến kinh tế xã hội và hình ảnh của Việt Nam trong mắt du khách quốc tế. 

Những lễ hội chém động vật trên thế giới

Chém động vật để tế thần, cầu may là một nét truyền thống của nhiều dân tộc, bộ lạc, nhưng cảnh tượng này khá đáng sợ với một số người.

Thông điệp của AAF kêu gọi chữ ký cộng đồng để các cơ quan chức năng sớm ban hành quy định chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Dư luận dậy sóng sau kêu gọi chấm dứt lễ hội của AAF.
Dư luận dậy sóng sau kêu gọi chấm dứt lễ hội của AAF.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều sau chiến dịch kêu gọi của AFF. Số người phản đối lễ hội thì gọi đây là một lễ hội tàn bạo và đề nghị không nên tiếp tục. Số người ủng hộ thì cho rằng thật không công bằng với lễ hội nếu chỉ phán xét các nghi lễ theo kiểu đứng ngoài và xem chúng đơn giản là lễ hội để giết thú vật cho vui.

Lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng có từ thế kỷ 13, được tổ chức vào ngày thứ 6 của năm mới âm lịch để tưởng nhớ Đoàn Thượng, một vị tướng triều Lý, người có công khai hoang vùng đất này. Theo truyền thuyết, vị tướng đem quân của mình đến vùng đất này và lợn rừng được giết để nuôi binh sĩ. Từ đó lễ hội chém lợn bắt đầu.

Lễ hội chém lợn đã có lịch sử lâu đời.
Lễ hội chém lợn đã có lịch sử lâu đời.

Sau khi diễu hành khắp làng, con lợn sống sẽ được đưa vào sân đình trước sự cổ vũ của mọi người. Khi đám đông còn đang reo hò, một người đàn ông với một thanh kiếm lớn bước về phía trước, vung lên không trung, và chém ngang con vật.

Máu con lợn tế sinh trong lễ hội được cho là tượng trưng cho sự thịnh vượng, khả năng sinh sản, sức sống và bội thu mùa màng. Vì vậy, sau lễ hội mọi người thường có thói quen nhuộm máu tờ tiền như là một bảo vật may mắn trong năm mới.

Sau khi diễu hành khắp làng, con lợn được đưa vào sân đình và bị chặt đôi trước sự cổ vũ của mọi người.
Sau khi diễu hành khắp làng, con lợn được đưa vào sân đình và bị chặt đôi trước sự cổ vũ của mọi người.

Vì sao một lễ hội nếu chỉ thuần là “tàn bạo”, theo AFF, lại có thể vẫn còn hiện diện trong xã hội hiện đại và được đa số người dân Ném Thượng ủng hộ? Đối với những người thực hiện lễ hội, nghi thức này tồn tại vì tầm quan trọng của tinh thần. Khi người làng Ném Thượng còn tìm thấy sự cần thiết của nghi lễ chém lợn trong đời sống hiện đại của họ, lễ hội vẫn có ý nghĩa.

Nhiều ý kiến đề nghị lễ hội vẫn giữ, nhưng nghi thức
Nhiều ý kiến đề nghị lễ hội vẫn giữ, nhưng nghi thức "thịt lợn" sẽ được thực hiện phía sau.

Giữa những ý kiến trái chiều về việc ủng hộ hay phản đối hoàn toàn, vẫn có những đề nghị nhẹ nhàng hơn, cho rằng lễ hội là nét văn hóa độc đáo nên giữ. Chỉ là sau khi tế lễ, nghi thức “thịt lợn” sẽ được thực hiện kín đáo phía sau đình, sau đó mang thịt đã xẻ ra chia cho người dân. Hoặc hạn chế không cho trẻ em hay người ngoài làng tham dự lễ hội.

AAF kêu gọi chấm dứt Lễ hội chém lợn tại Bắc Ninh

Lễ hội đã và đang bị rất nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lên án bởi gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt như tâm lý của những người chứng kiến.

http://phunuonline.com.vn/du-lich/non-nuoc-viet-nam/vi-sao-le-hoi-chem-lon-bi-de-nghi-ngung-to-chuc/a137170.html

Theo Hải Đăng / Phụ nữ TP.HCM

Bạn có thể quan tâm