Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chi 100.000 USD/năm để được hưởng giáo dục 'miễn phí'

Theo báo cáo mới nhất, một đứa trẻ đi học tại một trường học công lập ở Australia có thể mất 100.000 USD/năm dù không cần đóng học phí.

Đây là mức chi phí dành cho việc học, bao gồm các khoản đóng góp tự nguyện, thiết bị điện tử, đồng phục và dạy kèm, theo Guardian.

Bà Kate Hill của Tập đoàn Futurity Investment chuyên cung cấp các khoản vay giáo dục cho hay các số liệu trong báo cáo đã chứng minh "không có thứ gọi là giáo dục miễn phí" ở Australia. Bà cho biết tổng chi phí giáo dục tại quốc gia này đã tăng gần gấp đôi tỷ lệ lạm phát trong thập kỷ qua.

"Học phí, những chi phí ngoài học phí, phí dã ngoại, phương tiện đi lại, đồng phục, thiết bị điện tử và dụng cụ thể thao đang chiếm một phần ngân sách gia đình lớn hơn nhiều so với trước đây. Đó có thể là một sự khó khăn lớn đối với một số phụ huynh vốn đang phải đối phó với chi phí sinh hoạt tăng cao", bà nói.

Theo bà Hill, những chi phí ngoài học phí đã tăng vọt trong 2 năm gần đây do Covid-19 và cạnh tranh giữa các trường chuyên.

giao duc Australi dat do anh 1

Giáo dục tại Australia không thực sự miễn phí vì phụ huynh phải chi trả nhiều cho các chi phí ngoài học phí như đồng phục, sách vở, đồ dùng học tập và hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Pexels.

Theo đó, Melbourne là thành phố có chi phí liên quan đến giáo dục công lập cao nhất, có thể lên tới 102.807 USD/năm, cao hơn 17% so với mức trung bình toàn quốc là 87.528 USD.

Canberra (77.002 USD/năm) và Brisbane (80,419 USD/năm) là 2 thành phố có chi phí trường công lập thấp nhất.

Sydney lại là thành phố có chi phí giáo dục tư thục đắt nhất với tổng chi phí được dự đoán là 357.931 USD từ năm 2023, cao hơn 19% so với mức trung bình toàn quốc là 300.233 USD.

Bên cạnh đó, chi phí giáo dục ở các vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa của Australia hầu hết thua xa các khu vực thành thị, ngoại trừ New South Wales.

Phát ngôn viên của đảng Xanh, bà Penny Allman-Payne, cho biết ví tiền các phụ huynh đang bị đào sâu do các trường công lập thiếu kinh phí trong nhiều thập kỷ.

"Điều này tồi tệ hơn đối với học sinh trường công và làm gia tăng sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo. Giáo dục công cần phải thực sự miễn phí", cô nói.

Tiến sĩ Ange Fitzgerald chuyên về giáo dục tại Học viện Hoàng gia Melbourne (RMIT) cho biết kết quả nghiên cứu cho thấy sự chênh lệch về khả năng tiếp cận giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị.

"Trẻ em ở các vùng sâu vùng xa có thể quan tâm đến các vở nhạc kịch, các môn thể thao bổ sung… Nhưng chúng lại không được tiếp cận với một giáo viên có thể hỗ trợ", bà phân tích.

Giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện dành cho trẻ em Smith Family, Doug Taylor, cho biết khi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tệ, các gia đình gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trang trải cho giáo dục của con cái. Ông kêu gọi mọi người nên suy nghĩ về tác động lâu dài của việc bỏ lỡ các cơ hội giáo dục quan trọng.

Sở trưởng giáo dục của bang Victoria, bà Natalie Hutchins, cho biết bang đang hỗ trợ các gia đình bằng cách tài trợ cho trợ giảng trong trường học, các chương trình cứu trợ và bữa sáng, trang trải chi phí tài liệu khóa học cho một số môn học và trại hè miễn phí.

Người phát ngôn của Sở Giáo dục New South Wales cho biết “không mất phí” để tiếp cận chương trình giảng dạy bắt buộc tại các trường công lập. Bang cũng đã hỗ trợ 1,41 tỷ USD để giúp học sinh vượt qua khó khăn về giáo dục.

“Chúng tôi đang hỗ trợ các gia đình ở New South Wales bằng một loạt các biện pháp về chi phí sinh hoạt với các chi phí tương đương khoảng 850 USD/trẻ. Số tiền này bao gồm các phiếu mua hàng trị giá 150 USD cho việc chi trả cho đồ dùng học tập như đồng phục, giày dép, cặp sách, sách giáo khoa và văn phòng phẩm", người này nói.

Mục Giáo dục gửi tới độc giả gợi ý những tác phẩm hay về tuổi trẻ, học đường. Đó có thể là lựa chọn phù hợp cho người yêu sách, thích khám phá cuộc sống học sinh, sinh viên xưa và nay.

Xem thêm: Trang viết thanh xuân

giao duc Australi dat do anh 2

Nhiều sinh viên ĐH Stanford thừa nhận dùng ChatGPT khi thi cuối kỳ

Các giáo sư ĐH Stanford biết tin sinh viên dùng ChatGPT đã bắt đầu tìm biện pháp để ngăn chặn vấn đề này.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm