Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chi hàng nghìn USD/ năm để sinh viên học trên metaverse

Nhiều nhà giáo dục nhiều nước, đặc biệt tại các quốc gia Đông Á, đang khai thác thực tế ảo như một công cụ truyền đạt kiến thức cho học viên.

Tại Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc), các trường học và các tổ chức giáo dục đang khai thác metaverse như một công cụ thử nghiệm các ứng dụng thực tế ảo (VR) trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng.

Đầu tư công nghệ vào môi trường giáo dục

Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH - Hàn Quốc) đặt mục tiêu trở thành một "siêu đại học", nơi các lớp học được số hóa, cung cấp các khóa đào tạo trong không gian ảo.

POSTECH hiện đào tạo 1.400 sinh viên đại học và 2.100 sinh viên sau đại học làm việc. Trường cũng có 450 giảng viên và 650 nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực như năng lượng, vật liệu, khoa học cơ bản, công nghệ thông tin truyền thông và sức khỏe.

“Công nghệ thực tế ảo có thể được áp dụng trong những lĩnh vực khó tiếp cận thực tế như vũ trụ hay giới vi sinh vật", Moo Hwan Kim, Hiệu trưởng POSTECH, nói với Nikkei Asia.

Theo ông, về lâu dài, các lớp học metaverse sẽ có thể thay thế các lớp học đòi hỏi kinh nghiệm thực hành hoặc đào tạo trong môi trường nguy hiểm.

thuc te ao anh 1

Một lớp học ứng dụng metaverse tại Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang. Ảnh: Pohang University of Science and Technology.

POSTECH đã đầu tư 300.000 USD/năm để mua thiết bị và phát triển các chương trình giáo dục cho sinh viên. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng chi 500.000 USD/năm để xây dựng các lớp học metaverse.

Tại Nhật Bản, những trường trung học trực tuyến lớn nhất cả nước, hơn 6.000 học sinh học qua kính thực tế ảo.

Chia sẻ với Nikkei, ông Riichiro Sono, hiệu trưởng một trường trung học, cho hay công nghệ metaverse có thể cung cấp môi trường học tập phù hợp với từng cá nhân và không bị ràng buộc về việc phải có mặt.

Ông cho hay năm ngoái, các trường đã khảo sát lấy ý kiến của sinh viên tham gia vào chương trình học tập VR và nhận về tỷ lệ 98,5% hài lòng.

Tuy vậy, ông Sono lưu ý người học có thể phải mất thêm thời gian để làm quen với môi trường học tập thực tế ảo cũng như kính thực tế ảo có thể gây bất tiện cho nhiều người vì trọng lượng của nó.

Nỗ lực của nhiều quốc gia châu Á

Nhiều quốc gia châu Á đang áp dụng metaverse như một nỗ lực chuyển đổi số giáo dục.

Bộ Khoa học Hàn Quốc năm ngoái cho biết cơ quan này có kế hoạch đầu tư 223,7 tỷ won (166 triệu USD) để thúc đẩy hệ sinh thái metaverse nhằm đào tạo các chuyên gia trẻ trong lĩnh vực này.

Tương tự, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida năm 2022 cũng cho biết quốc gia này sẽ mở rộng việc sử dụng các công nghệ khác nhau, bao gồm cả metaverse, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi hóa giáo dục.

Singapore hiện cũng cung cấp một chương trình đào tạo kiến thức kỹ thuật số quốc gia cho sinh viên để có thể đáp ứng được những kỹ năng công việc yêu cầu trong tương lai.

Ngoài áp dụng trong giáo dục chính quy, metaverse cũng được sử dụng giúp mọi người phát triển nhận thức về những người khó khăn hơn trong xã hội.

Tổ chức phúc lợi xã hội Syinlu, một nhóm phi lợi nhuận ở Đài Loan (Trung Quốc) chuyên cung cấp sự trợ giúp chuyên nghiệp cho gia đình những trẻ em thiểu năng trí tuệ hoặc tâm thần, đang sử dụng VR để nâng cao nhận thức và giúp những người khác tìm hiểu thêm về người mắc chứng tự kỷ.

Chia sẻ với Nikkei, Giám đốc quỹ Lydia Liu nhận định việc sử dụng siêu dữ liệu của metaverse giúp công chúng nhập vai và trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của những người mắc chứng tự kỷ.

"Mục tiêu của chúng tôi là kêu gọi sự đồng cảm và giúp những người khác hiểu được khó khăn mà những người mắc chứng tự kỷ có thể gặp phải", Liu nói.

Tuy nhiên, việc áp dụng hàng loạt công nghệ thực tế ảo vẫn còn bị nghi ngờ.

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ Meta đã phải vật lộn để chứng minh khả năng tồn tại của metaverse trong năm qua.

Kết quả của một cuộc khảo sát toàn cầu năm 2022 đối với các giám đốc điều hành các lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông của KPMG International cho thấy chỉ 1/3 số người được hỏi cho biết công ty mình đã sẵn sàng để tạo ứng dụng metaverse.

Sách về "người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ"

Mục Giáo dục giới thiệu Escalante, cuốn sách về người được xem là "người thầy xuất sắc nhất nước Mỹ". Ông là giáo viên dạy Toán gốc Bolivia, đến Mỹ năm 34 tuổi. Ông vừa học, vừa làm nhiều việc để có chứng chỉ tiếp tục đứng trên bục giảng. Bằng phương pháp đặc biệt, thầy đã đào tạo hơn 400 học sinh ưu tú đỗ vào những trường đại học nổi tiếng thế giới.

Cơ sở giáo dục đại học cần có quy tắc liêm chính học thuật

Theo Nghị định 109 ban hành ngày 30/12 của Chính phủ, cơ sở giáo dục đại học phải có bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm