Đây là lần đầu tiên, quy định về liêm chính học thuật, nhóm nghiên cứu mạnh được đưa vào Nghị định của Chính phủ về hoạt động khoa học công nghệ trong giáo dục đại học.
Cụ thể, Nghị định 109 của Chính phủ yêu cầu bộ quy tắc về liêm chính học thuật của các cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phải đảm bảo nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp với thực tiễn và theo thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học phải ban hành các quy định nội bộ công cụ để kiểm soát, biện pháp xử lý vi phạm để ngăn chặn hành vi đạo văn, gian lận và bịa đặt trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Nghị định còn quy định các cơ sở giáo dục ĐH được thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp và được đăng ký chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Các cơ sở giáo dục đại học có thể xây dựng các loại hình nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh. Ảnh: Bộ GD&ĐT. |
Ngoài ra, theo Nghị định 109, các cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu, tiềm lực và chiến lược phát triển để xây dựng các loại hình nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh.
Theo đó, sản phẩm của nhóm nghiên cứu mạnh trong 5 năm đầu cần đáp ứng các tiêu chí về số lượng bài báo trên các tạp chí khoa học, có sự gia tăng chất lượng các bài báo thông qua việc được đăng trên tạp chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn cao.
Nhóm nghiên cứu mạnh phải xuất bản ít nhất một sách chuyên khảo hoặc 2 sách, giáo trình cũng như đào tạo 5 tiến sĩ trong giai đoạn 5 năm thực hiện nhiệm vụ.
Nhóm nghiên cứu mạnh phải được cấp trung bình mỗi năm ít nhất một bằng độc quyền sáng chế hoặc 2 bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc 2 bằng bảo hộ giống cây trồng có tầm ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.
Nhóm nghiên cứu mạnh cũng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ Nhà nước như được ưu tiên đề xuất bố trí vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, được ưu tiên cử thành viên tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ, được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế trong nước và nước ngoài.
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.
Nghề giáo qua các tác phẩm thiếu nhi nổi tiếng: Tình thầy trò trong các tác phẩm văn chương nổi tiếng khiến độc giả cảm động bởi các nhân vật đã làm được những việc lớn lao, vượt xa chức trách của một giáo viên