Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến lược săn sale trong ngày 11/11

4h sáng 11/11, Phương Thảo (22 tuổi) vẫn chưa rời mắt khỏi chiếc điện thoại. Cô đang cân nhắc nên "chốt đơn" bộ mỹ phẩm sale 40% có hàng tặng kèm hay một loại khác giảm đến 60%.

"Mấy cái quà của hãng tặng kèm mình hay quên và cũng ít khi xài nên thôi lấy bộ sale 60% vậy", cô nói sau một hồi tính toán.

Phương Thảo hiện sử dụng 4 ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại. Cô chưa bỏ qua đợt khuyến mãi nào trong 3 tháng gần đây: 9/9, 10/10, 11/11.

Theo Thảo, đó đều là những chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm mà cô không thể "đứng ngoài cuộc".

Phương Thảo không phải là người duy nhất có cảm giác như vậy. Trong cuộc phỏng vấn với Zing, hầu hết người trẻ đều sợ bỏ lỡ trong những mùa đại hạ giá cuối năm.

Không thể không mua nhưng tài chính ngày một hạn hẹp khiến không ít người phải lên "chiến lược săn sale" một cách tỉnh táo, tránh rơi vào việc "chốt đơn" vô tội vạ.

xuyen dem san sale 11/11 anh 1

Nhiều người chi tiền triệu mua sắm trong các dịp như Black Friday, 11/11. Ảnh: Việt Hùng.

Săn sale xuyên đêm

Thức xuyên đêm săn mã giảm giá, cuối cùng, Thảo mua được 14 món hàng với giá 1,5 triệu đồng, trong đó một món có giá 0 đồng.

Hầu hết giỏ hàng của Thảo đều là mỹ phẩm, đồ trang điểm. "Đó là những thứ mình đang cần và sẽ cần trong thời gian tới. Mình canh sale để mua đồ cần dùng chứ không phải thấy rẻ là bấm mua".

Để việc mua sắm trong những đợt giảm giá như 11/11 được hiệu quả, Thảo nói mọi thứ đều cần có "chiến lược".

Trước một ngày diễn ra chương trình khuyến mãi, Thảo phải lên danh sách những đồ cần mua, lựa chọn và bỏ vào giỏ hàng trước. Sau đó, cô mới lưu tất cả mã ưu đãi có sẵn, nạp tiền vào ví điện tử để thanh toán cho nhanh không bị mất mã.

"Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và tránh việc thấy rẻ mà mua sắm quá tay những thứ không cần thiết".

Thảo cũng thường xuyên kiểm tra lại các món hàng trong giỏ để lựa thêm hoặc bỏ bớt. "Mệt mỏi nhất là phải so sánh giá giữa các sàn thương mại điện tử xem bên nào giảm sâu hơn, bên nào có nhiều quà tặng hơn".

Khi mã giảm giá bị hết, Thảo kiên nhẫn chờ "khung giờ vàng" tiếp theo để săn lại. "Nếu thanh toán một lần không được, có thể tách hóa đơn làm hai. Đôi lúc như vậy có thể dùng hai mã giảm khác nhau nên còn tiết kiệm hơn thanh toán một lần", cô chia sẻ kinh nghiệm.

Tự nhận mình là "cao thủ săn sale", Thanh Trúc (26 tuổi) cho biết điều quan trọng nhất khi mua sắm trong những ngày như 11/11 là phải thật tỉnh táo.

"Đừng bao giờ ham rẻ. Mình từng canh cả đêm để săn sale mỹ phẩm vài nghìn đồng nhưng cuối cùng về vứt xó, hàng quảng cáo dùng cho mặt nhưng xài lên tay còn thấy khó chịu. Mua bất kỳ thứ gì cũng nên chú ý thương hiệu và đọc review thay vì chỉ quan tâm giá cả", Trúc nói.

Ngoài ra, cô gái 26 tuổi cho biết để tiết kiệm tiền hơn, tốt nhất nên có một hội bạn chuyên săn sale giống mình.

"Một số chương trình ưu đãi sẽ yêu cầu đơn hàng phải đạt giá trị nhất định để được giảm giá hoặc càng mua nhiều càng giảm giá sâu. Nhưng nếu mua quá nhiều, bạn không thể sử dụng hết mà còn tốn kém", Trúc giải thích.

Hội chứng sợ bỏ lỡ

Gần 1h sáng 11/11, sau khi săn được 4 món đồ giảm giá, đang định xem món tiếp theo thì My Lê (nhân viên văn phòng) ngủ thiếp đi vì quá mệt.

Buổi sáng mở điện thoại lên, cô nàng 23 tuổi thấy màn hình vẫn đang hiện ứng dụng mua hàng. My Lê cho biết đã rất háo hức trước ngày đại giảm giá, mong mua được nhiều món đồ chất lượng với giá rẻ.

Tuy nhiên, cô cố gắng chỉ chọn những món đồ thật sự cần thiết, là những thứ cần sử dụng chứ không phải săn vì giá rẻ.

“Món đồ đắt nhất là hộp thực phẩm chức năng, cũng là món mình săn được giá hời nhất, bằng một nửa so với giá gốc, chỉ còn 450.000 đồng. Chưa sử dụng sản phẩm đó bao giờ nên khi mua mình cũng khá băn khoăn về chất lượng, liệu nó có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không”.

Để kịp đặt mua những món ưng ý, cô bỏ sẵn chúng vào giỏ hàng. Tới 23h, trước lúc chính thức mở đợt sale, cô check lại giỏ hàng; đối chiếu và so sánh giá cả trên các sàn thương mại để xem ở đâu giá tốt nhất; thu thập mã giảm giá.

Tuy nhiên đến lúc xem giỏ hàng, cô vẫn khá mông lung, phải lựa chọn xem sẽ thanh toán những món nào vì không thể mua tất cả các đồ trong giỏ.

xuyen dem san sale 11/11 anh 5

Mỗi lần săn sale, Hà Phương phải tính toán để mua được mức giá tốt nhất.

My Lê cảm thấy ứng dụng mua hàng mình dùng khá thuận tiện, không phải tranh giành mã giảm giá. Chỉ cần thu thập mã trước, đến lúc đặt hàng ứng dụng sẽ tự động áp mã khi thanh toán.

“Mình cảm thấy bản thân có chút ảnh hưởng bởi ‘hội chứng sợ bỏ lỡ’, không muốn nằm ngoài cuộc chạy đua săn sale. Lúc nào mình cũng sợ nếu ít hôm nữa muốn mua món đó lại không còn được giá tốt như hôm nay, nên phải suy nghĩ rất nhiều. Bởi vậy, không riêng ngày này mà đợt giảm giá nào mình cũng phải mua vài ba món”.

Các món mỹ phẩm đang dùng đều hết cùng một lượt, trong khi thu nhập giảm do dịch, Hà Phương (24 tuổi) coi đợt giảm giá 11/11 là cơ hội để mua được những đồ cần thiết với mức giá phải chăng.

“Vì không có thời gian săn phiếu giảm giá nên mình chỉ dùng được những mã giảm rất ít, không có sản phẩm nào mua được giá hời. Để mua được giá tốt nhất, mình phải tính toán, chờ đúng thời gian thanh toán để được áp mã, khá căng não. Tính sơ mình đã tốn 800.000 đồng để mua mỹ phẩm nhưng vẫn còn thiếu một số món”.

Phương nói mỗi đợt giảm giá, cô thường bị “kích thích chi tiêu” nhưng phải tính toán đau đầu để mua được đồ ưng ý khi túi tiền quá eo hẹp. Những khi mua được hàng với giá tốt, cô cảm thấy vui sướng như vừa đạt được thành tựu.

“Thời gian đợi giao hàng sau mỗi đợt săn sale cũng khá hồi hộp. Nhiều khi áp được mã giảm giá lớn nhưng cuối cùng lại bị tự động hủy đơn, rất bực mà không biết làm sao cả. Nhưng dù sao săn giảm giá vẫn là một thú vui nho nhỏ của mình”.

Cái chết của ngày hội săn sale 11/11 ở Trung Quốc

Trong 6 năm liên tiếp, Ding Xiaojuan chỉ muốn "chặt tay" để không tiêu hoang trong lễ hội mua sắm Ngày Độc thân 11/11. Nhưng năm nay, mọi chuyện đã khác, theo SCMP.

Huệ Lâm - Đào Phương

Bạn có thể quan tâm