Những show hẹn hò như Love Island 2022 đầy rẫy chi tiết gây tranh cãi. Ảnh: Rex/Shutterstock. |
Mặc dù mang nội dung hư cấu, series Unreal (khởi chiếu năm 2015) đã đặt ra câu hỏi về đạo đức, luân lý và sự thao túng đằng sau ảo ảnh của những chương trình hẹn hò thực tế như The Bachelor hay The Bachelorette.
Trong Unreal, các nhà sản xuất được miêu tả là sử dụng mọi thủ thuật cần thiết để khiến chương trình nổi tiếng. Họ cho các thí sinh uống rượu, kể chuyện và nói dối để trở thành kiểu nhân vật thiện - ác như ý mình muốn.
Họ dán nhãn cho thí sinh là "anh hùng" hay "nhân vật phản diện" hoặc "thích yêu qua đường". Ngay cả người tham gia cũng không biết mình sẽ bị nhào nặn thành hình tượng nào sau khâu biên tập.
Và những người sản xuất không hề thấy tội lỗi vì điều đó.
Mọi người đều "diễn"
VICE đã có cuộc trò chuyện với một nhà sản xuất (yêu cầu được giấu tên), người có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực truyền hình thực tế của Australia, và nhận được lời khẳng định rằng các show thực tế "Bị thao túng 100%".
Nhà sản xuất này nói rằng trong các show hẹn hò như The Bachelor hay The Bachelorette, mỗi thí sinh đều có một lượng khán giả yêu mến nhất định, song việc họ được ở lại hay phải ra về phụ thuộc hoàn toàn vào ý đồ nhà sản xuất.
Thực tế, những người độc thân tham gia chương trình hẹn hò cũng chỉ đang "diễn xuất", không hơn.
Nhiều chương trình hẹn hò thu hút người xem bằng hình ảnh, tình huống nhạy cảm. |
Một số trong đó, như anh chàng Honey Badger, thậm chí cố tỏ ra mình là kẻ bất hảo.
Khi tham gia chương trình, anh chàng đã làm trái kịch bản. Anh thu hút người xem bằng sự quyến rũ và những trò đùa táo tợn. Honey Badger đã tắt micro của mình và nói với bạn nữ những điều không nên nói.
Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu chương trình, mỗi thí sinh đều đã được ấn định kiểu nhân vật họ sẽ trở thành.
"Trong chương trình thực tế, nhiều thứ bị thao túng ở phần edit. Nhà sản xuất có thể trao cho một người vai chính diện hoặc phản diện. Cho ai đó đóng vai người tốt rất dễ, nhưng vai phản diện thì khó hơn vì họ phải trở nên tệ và làm những điều tinh ranh", người này nói.
Nếu người chơi phàn nàn rằng "Tôi không hài lòng với cách mình được miêu tả trong chương trình này" thì cuối cùng họ vẫn bị ép vào vai một kẻ tồi tệ.
Chiêu trò của nhà sản xuất
Nhiều chương trình truyền hình thực tế được xây dựng dựa trên toan tính của nhà sản xuất, ngay cả người chơi cũng bị thao túng. Các thí sinh thậm chí không biết họ sẽ thành người tốt hay kẻ xấu sau khi biên tập.
Nhiều người làm chương trình bày ra các trò độc hại để tạo nên tranh cãi, tăng nỗi bức xúc của người xem nhằm tăng rating. Họ sẵn sàng biến một nhân vật "tệ" thành "rất tệ" bằng cách phóng đại nội dung.
Trong các show thực tế, người chơi thậm chí không biết mình sẽ bị nhào nặn thành hình tượng như thế nào. |
Nhà sản xuất mà VICE phỏng vấn tiết lộ rằng vai trò của người này là xây dựng niềm tin với thí sinh để họ mở lòng tâm sự. Và bất kỳ lời thổ lộ nào có khả năng "gây sốc" đều được đưa lên sóng, bất chấp nguyện vọng của người chơi.
Có một người chơi từng thú nhận rằng anh không thích buổi hẹn hò vì cô gái kia là người châu Á. Sau đó, anh ta hoảng hốt vì hiểu rằng đó là một bình luận mang tính phân biệt chủng tộc và không muốn nó bị đưa lên.
"Anh chàng quay phim trấn an rằng: 'Yên tâm, người ta sẽ không bao giờ sử dụng cái đó'. Nhưng là một chương trình truyền hình thực tế, nên cuối cùng họ vẫn đưa nó vào".
Những người làm sản xuất cũng không tránh được mâu thuẫn đạo đức khi xây dựng chương trình. Nhưng ngay khi gặp một thí sinh thực sự tồi tệ, họ rất hào hứng để biến người đó thành "kẻ bị ghét".
Nhiều người chơi đã ghi danh vào các show truyền hình thực tế với ý nghĩ rằng sẽ tự xây dựng kịch bản, biến mình thành hình tượng theo ý đồ cá nhân. Song không dễ để làm được điều đó.
"Tin tôi đi, cho dù bạn thông minh đến đâu, bạn cũng không biết mánh khóe đâu. Tôi đảm bảo nhà sản xuất có đủ cách để khiến bạn làm mọi điều họ muốn. Bạn chưa bao giờ đứng trước máy quay nên khó biết được thủ thuật mà họ sử dụng", nhà sản xuất giấu tên bày tỏ.
Có trường hợp người chơi đồng ý nhận vai phản diện nhưng cuối cùng gặp rắc rối sau chương trình.
Họ trở lại nói với ê-kip rằng: "Sức khỏe tinh thần của tôi bị hủy hoại. Mọi người ghét tôi. Đó không phải con người thật của tôi". Nhưng mọi thứ đã quá muộn.
Nhà giáo dục và hùng biện người La Mã Quintilian từng nói rằng: "Chúng ta phải xây dựng tâm trí của mình thông qua đọc sâu hơn là đọc rộng". Thực hành đọc sâu là một quá trình rèn luyện có chủ đích. Mục Đời Sống giới thiệu với độc giả 6 nguyên tắc phát triển thói quen đọc sâu để không chỉ khám phá thế giới và kiến thức mà còn khám phá về chính bản thân mình.