Vào bất cứ mùa nào, Hà Giang đều đẹp. Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dịp cuối năm, với hoa tam giác mạch và những cây mận, đào ven đường bắt đầu trổ lá, đơm bông.
|
Chọn Vespa để đi cung đường Hà Giang - Mèo Vạc - Đồng Văn là một quyết định khá tạo bạo. Nhưng phượt bằng xe ga cũng có cái thú bởi cảm giác lướt thật nhẹ trên những con dốc, qua những khúc cua tay áo hay được lang thang giữa cao nguyên đá tai mèo của Hà Giang. |
|
Quản Bạ là một huyện của Hà Giang với cổng trời cao 1.500 m so với mực nước biển. Thị trấn Tam Sơn là trung tâm, cửa ngõ đầu tiên lên cao nguyên đá Đồng Văn. |
|
Dừng chân bên dòng Miện giang. |
|
Từ Yên Minh đi thêm 1 cây số nữa là tới ngã 3, rẽ phải đi Mèo Vạc, rẽ trái đi Đồng Văn. Lịch trình các phượt thủ nên tham khảo là qua Mèo Vạc trước, hôm sau sẽ lên Mã Pì Lèng rồi quay về Đồng Văn. Đây là một đoạn đường đẹp với nhiều dốc chữ M đi giữa cao nguyên đá Đồng Văn. Tới được đây là phượt thủ đã vào sâu trong vùng lãnh địa của người H’Mông ở Hà Giang. |
|
Mèo Vạc còn được biết đến là nơi có nhiều giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số như: lễ hội Chợ tình Khau Vai; lễ hội Gàu tào của người H’Mông; lễ hội Lồng tồng của đồng bào Tày hay lễ hội Cầu mưa, múa trống của dân tộc Lô Lô và dân tộc Giấy. Trong ảnh là thị trấn Mèo Vạc nhìn từ trên xuống. |
|
Xe chạy trên đèo Mã Pí Lèng. Mã Pí Lèng trong tiếng H’Mông có nghĩa là sống mũi con ngựa. Nhưng theo nghĩa bóng, tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Mã Pí Lèng được coi là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, đèo Khau Phạ và đèo Pha Đin. |
|
Dòng Nho Quế len lỏi sau những dãy núi nhìn từ đỉnh Mã Pì Lèng. Khúc sông này giờ đã được ngăn lại để làm thuỷ điện. |
|
Thị trấn Đồng Văn là trung tâm của cao nguyên đá và là điểm đến của hầu hết du khách. Từ đây, phượt thủ có thể lên cột cờ Lũng Cú - điểm cực Bắc của Việt Nam, đến thăm dinh thự của vua Mèo hay đi chợ phiên Đồng Văn. Trong ảnh, chiếc Vespa phiên bản đặc biệt Sprint Adventure “nghỉ chân” bên ruộng hoa tam giác mạch. |
|
Dinh nhà Vương, thuộc địa bàn xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn, nằm trên diện tích gần 3.000 m2, được khởi công vào năm 1919 và hoàn thành sau 9 năm. Quá trình xây dựng tốn 15 vạn đồng bạc trắng Đông Dương, tương đương 150 tỷ đồng ngày nay. Dinh thự vua Mèo có ảnh hưởng kiến trúc của 3 nền văn hóa: Trung Quốc, H’Mông và Pháp, do một người thợ quê gốc Nam Định thiết kế. |
|
Có lẽ một trong những điều ấn tượng nhất đối với các phượt thủ sau chuyến đi là nụ cười, những cái vẫy tay, là sự hồn nhiên của những em bé dân tộc gặp trên đường. Hẳn nhiều người sẽ quay lại nơi đây chỉ để được lần nữa lang thang trên cao nguyên đá, được vào bản trò chuyện với những gia đình người H’Mông. Và những chiếc Vespa sẽ vẫn là bạn đồng hành trong những chuyến chinh phục này.
|
Từ 1/11/2016 đến 31/1/2017, lấy cảm hứng từ chiến dịch thương hiệu Vespa mới với thông điệp “Vespa – Ngẫu hứng lên ngôi”, Piaggio Việt Nam dành tặng khách hàng mua Vespa Primavera 125cc và Vespa Sprint 125cc mũ bảo hiểm Vespa phiên bản kỷ niệm 70 năm và ba lô da Vespa cao cấp, được thiết kế tại Italy. Thông điệp “Nothing to wear, wear Vespa” là gợi mở về một phong cách đặc biệt dành cho khách hàng Vespa, mà cụ thể trong chương trình này là bộ quà tặng thời trang đặc biệt.
Hai dòng sản phẩm Vespa Primavera 125cc và Vespa Sprint 125cc mới tích hợp nhiều công nghệ như động cơ Piaggio iGet theo tiêu chuẩn Euro 3, hiệu suất hóa tối ưu, chi phí vận hành thấp, hoạt động êm ái. Xe được trang bị một loạt tính năng mới và hệ thống chống bó phanh ABS, đem đến cho khách hàng những tiêu chuẩn cao hơn về an toàn, hiệu suất và tiện nghi.
|
9x duyên dáng bên Vespa Primavera ABS
13:44 16/11/2016
13:44
16/11/2016
Xe
Xe máy
0
Sự tinh tế trong thiết kế là những yếu tố giúp dòng xe Vespa gây dựng chỗ đứng trên thị trường và trở thành một trong những phương tiện ưa thích của phái đẹp.
Piaggio Vespa
Hà Giang
phượt bằng xe ga
Vespa