Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chính sách 'đĩa ăn sạch' ở Trung Quốc

Với nỗ lực chống lãng phí thực phẩm, chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát số lượng thức ăn được phục vụ trong các bữa tiệc trong nhà hàng, khách sạn.

Trong một dự thảo thông báo được công bố 10/4, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia, cơ quan hoạch định nhà nước của Trung Quốc, cho biết sẽ tăng cường giám sát các bữa tiệc trong khách sạn, đặc biệt những tiệc có giá từ 1.500 nhân dân tệ/bàn trở lên.

Các hành vi vi phạm, như ghi giá món ăn không rõ ràng đến lãng phí thực phẩm sẽ thành mục tiêu trong chiến dịch kiểm tra.

Dự thảo trên là nỗ lực mới nhất trong chiến dịch của chính phủ nhằm hạn chế lãng phí thực phẩm, được khởi xướng vào năm 2013 với sáng kiến ​​"Clean Plate" (đĩa ăn sạch).

Từ đó đến nay, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua một luật chống lãng phí thực phẩm cụ thể và trấn áp các video mukbang ăn uống vô độ.

Tháng 8/2020, chính phủ nước này công bố tái khởi động chiến dịch tiết kiệm thực phẩm, không để thức ăn thừa có tên "Clean Plate 2.0". Chương trình bắt đầu trong giai đoạn nền kinh tế Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và các thiên tai tự nhiên liên tục xảy ra.

chong lang phi anh 1

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực để ngăn chặn lãng phí thực phẩm.

Hiệp hội Biễu diễn nghệ thuật Trung Quốc, cơ quan chính phủ có chức năng giám sát các hoạt động trình diễn trực tuyến, cho biết họ đã ban hành lệnh cấm "hành vi ăn giả, giả vờ nôn thức ăn, các chương trình khuyến mãi quá nhiều thực phẩm và các hành vi liên quan đến lãng phí khác".

Những clip "ăn thùng uống vại" bị hạn chế, giám sát nghiêm ngặt.

Weibo, mạng xã hội phổ biến hàng đầu ở xứ tỷ dân, cho biết sẽ thẳng tay xóa nội dung hoặc cấm sử dụng với những chủ tài khoản video livestream có hành vi ăn uống vượt mức bình thường.

Douyin cũng có động thái hưởng ứng, bất kỳ người dùng nào tìm kiếm cụm từ "dạ dày không đáy" hoặc từ khóa ăn uống liên quan, nền tảng lập tức xuất hiện thông báo "ăn có trách nhiệm, tránh lãng phí thực phẩm".

Đầu năm 2021, chính quyền đã xem xét quy định mới yêu cầu các nhà hàng phải cử "người thuyết phục" nhằm nhắc nhở thực khách không gọi món quá nhiều, tránh để thừa thức ăn.

Vào tháng 3 năm nay, chính quyền địa phương và hiệp hội cung cấp thực phẩm ở các tỉnh Phúc Kiến, Vân Nam, Sơn Đông và Giang Tô cũng triển khai các chiến dịch giảm lãng phí thực phẩm.

Theo một cuộc khảo sát năm 2020, ít nhất 34 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí tại các nhà hàng ở các thành phố của Trung Quốc mỗi năm. Tại các bữa tiệc và các sự kiện tập thể khác, 30-40% thức ăn trên bàn không được tiêu thụ, theo Tân Hoa Xã, trích dẫn một phát hiện từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.

Dự thảo mới lần này thông báo các nhà hàng và khách sạn nên cho phép khách hàng lựa chọn cách kết hợp của các món ăn sẽ được phục vụ trong bữa tiệc của họ, đồng thời đưa các điều khoản chống lãng phí thực phẩm cụ thể vào thỏa thuận dịch vụ.

Bên cạnh đó, còn có các quy tắc để hạn chế lãng phí thực phẩm trong ngành dịch vụ ăn uống nói chung, bao gồm định giá minh bạch và công khai lượng thực phẩm tại các bữa tiệc.

Chen Zhihua, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Trung Quốc, nói với Tân Hoa Xã rằng vấn đề lãng phí thực phẩm đang tái diễn khi nền kinh tế của đất nước phục hồi. Theo phong tục Trung Quốc, người tổ chức tiệc thường gọi nhiều thức ăn hơn mức khách có thể ăn như một cách tôn trọng khách.

Dựa trên một cuộc khảo sát năm 2021 của nền tảng dịch vụ đám cưới Hunliji, hơn 60% cặp vợ chồng mới cưới chi từ 3.000 đến 5.000 nhân dân tệ cho mỗi bàn tiệc trong tiệc cưới của họ.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Lớp học 'đạo đức nam giới' đầu tiên ở Trung Quốc

Mục đích của lớp học là dạy đàn ông trở thành "người bạn đời và người cha tốt", giúp họ tránh xa quan niệm truyền thống vốn ngăn cản nam giới thể hiện cảm xúc.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm