Năm 2017, giới âm nhạc xôn xao khi YouTube-MP3.org, trang web chuyển đổi video YouTube thành định dạng MP3 phổ biến nhất thế giới, bị yêu cầu đóng cửa vì vi phạm bản quyền.
Tồn tại từ năm 2009 đến 2017, trang web này đã hỗ trợ hàng tỷ lượt chuyển đổi trái phép để người truy cập nghiễm nhiên sở hữu bản thu âm MP3 mà không mất đồng nào.
Hàng tỷ lần ăn cắp nhạc mới bị đóng cửa trang web
Trong năm 2015-2016, số lượt truy cập YouTube-MP3.org lên đến xấp xỉ 200 triệu, có tháng thấp hơn, có tháng lên đến 225 triệu, theo số liệu của SimilarWeb. Mỗi lượt kéo dài khoảng 5 phút, bao gồm thao tác dán đường link YouTube, chờ công cụ chuyển đổi và tải nhạc, đã giúp người sáng lập trang web Philip Matesanz kiếm hàng triệu USD tiền quảng cáo mỗi tháng.
Câu chuyện bản quyền âm nhạc quốc tế dù là muôn thuở nhưng chưa bao giờ nguội và càng không có dấu hiệu giảm thiểu mức độ nghiêm trọng. Với sự hỗ trợ của công nghệ, việc đăng tải và tìm kiếm nhạc không bản quyền ngày càng dễ dàng, thao tác tải nhạc lại đơn giản, chỉ trong vòng vài phút như nêu trên, khiến hoạt động vi phạm bản quyền ngày càng phổ biến chứ không giảm sút.
Theo một thống kê năm 2015, Bruno Mars và Rihanna là 2 ca sĩ bị tải nhạc trái phép nhiều nhất trong lịch sử. Ảnh: Getty Images. |
Theo AFP, vào năm 2017, thống kê cho thấy nạn ăn cắp bản quyền nhạc vẫn tăng trên toàn thế giới chứ không giảm đi, dù ngày càng có thêm nhiều dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trả tiền. Cụ thể, theo Liên đoàn Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI), 40% người dùng vẫn truy cập các nội dung nhạc số không bản quyền, tăng lên so với 35% của năm 2016. Khảo sát này được thực hiện ở 13 quốc gia.
Thao tác vi phạm bản quyền phổ biến hiện nay là "stream ripping", tải "đứt" bài hát về máy thay vì chỉ nghe trực tuyến như trong các dịch vụ như Spotify hay YouTube.
Đặc biệt, thứ giúp mở đường cho nhạc không bản quyền lại chính là tiến bộ công nghệ, nằm ở các công cụ tìm kiếm trên Internet, và tất nhiên hữu dụng nhất là Google.
Philip Matesanz, sáng lập của YouTube-MP3.org, chịu hình phạt nặng khi trang này bị kiện. Ảnh: El País. |
Chẳng hạn, nhu cầu tìm kiếm từ khóa "YouTube MP3" đã tăng mạnh từ năm 2010 đến nay, cho thấy nhiều người có nhu cầu chuyển đổi video YouTube sang bản thu âm MP3 để tải về thiết bị nghe nhạc offline của họ. Vì vậy, các trang web phục vụ "stream ripping" nở rộ hơn bao giờ hết.
Khi Philip Matesanz, một sinh viên người Đức, lập ra trang YouTube-MP3.org vào năm 2009, lượng truy cập vẫn còn rất ít ỏi. Nhưng khi nhu cầu tìm kiếm "YouTube MP3" bùng nổ, trang web của anh này được lợi. Lượng truy cập tăng từ hàng chục đến hàng trăm triệu lượt mỗi tháng và mang lại hàng triệu USD cho anh này.
Sau nhiều năm kiếm bộn tiền và tiếp tay cho hàng tỷ lần tải nhạc trái phép, YouTube-mp3.org buộc phải đóng cửavào tháng 9/2017 vì một chiến dịch pháp lý từ IFPI và một nhóm hãng đĩa.
Không chỉ dịch vụ, người dùng vi phạm cũng bị phạt
Đã có nơi áp dụng chính sách cảnh cáo nếu tải nhạc trái phép và sẽ bị cắt internet nếu bị nhắc nhở đến lần thứ 3. Ảnh: Gizbot. |
Kết quả rất khả quan, kể từ khi Eir và Virgin áp dụng hình phạt, không người dùng nào bị tòa án cắt dịch vụ internet.
Vai trò của Google ở đâu?
Còn một tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc này, là Google. Theo Reuters, hôm 7/11, Google tuyên bố sẽ đầu tư nhiều tiền hơn cho những người sáng tạo nội dung số có bản quyền và tăng cường "vũ khí" chống lại nạn ăn cắp nhạc, phim và ứng dụng.
Theo đó, Google công bố một bản báo cáo 64 trang về những tiến bộ trong cuộc chiến chống nạn vi phạm bản quyền. Báo cáo dẫn số liệu của Viện Thông tin Pháp luật cho rằng số % người dùng internet vi phạm bản quyền đã giảm, đồng thời số % người dùng sử dụng nội dung có bản quyền đã tăng.
Google cũng khẳng định, để bảo vệ những người sản xuất nội dung gốc, họ sẽ có công cụ "Content ID" trên YouTube nhằm tạo vân tay kỹ thuật số giúp phát hiện tự động khi nội dung này bị ăn cắp, cho người tạo quyền xóa hoặc kiếm tiền từ nó. Ngược lại, các trang web vi phạm sẽ bị Google giảm hạng trong kết quả tìm kiếm và cắt khỏi nền tảng quảng cáo trực tuyến của Google.
"Một trong những cách hiệu quả nhất để chiến đấu với các trang web ăn cắp là cắt nguồn thu của chúng", Google tuyên bố. Từ năm 2012, Google đã chấm dứt 13.000 tài khoản