Các bệnh đó có thể là viêm dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hóa, ung thư phổi, suy thận và viêm não.
Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh, gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. Nếu bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần và kéo dài nhiều giờ, hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.
Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1-2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2-60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm. Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút đến trong vòng 24 giờ, đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Nhiều phương thức dân gian điều trị tại nhà hay còn được gọi là mẹo được áp dụng để rút ngắn thời gian nấc cụt. Nhưng khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì thường do bệnh lý.
Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt do: thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn... Một số trường hợp sử dụng thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho và gây ra nấc cụt, thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như heroin, morphine hay do thiếu vitamin.
Trào ngược axít dạ dày - thực quản. |
Thông thường, hiện tượng xuất hiện khi chúng ta nuốt thức ăn quá nhanh hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày quá nhiều, nhưng những cơn nấc cụt này hiếm khi kéo dài quá 1 phút.
Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt.
Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó, nhất là khi nấc cụt có kèm các biểu hiện khác như đau, sốt, thở nhanh. Do đó, khi thấy xuất hiện những cơn nấc cụt dai dẳng kéo dài hơn 48 giờ, phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời vì các bệnh sau đây có thể gặp nếu bị nấc cụt kéo dài.
Trào ngược axít dạ dày - thực quản:
Khi bị trào ngược axít trong dạ dày - thực quả, người bệnh bị đầy hơi và ợ nóng, kích thích cơ hoành gây ra nấc. Tuy nhiên, trong trường hợp này, ngoài bị nấc cụt còn có các dấu hiệu như đau dạ dày hoặc tức ngực.
Tổn thương thần kinh:
Tổn thương thần kinh phế vị gây ra bởi các vấn đề có liên quan đến cổ, họng, ngực và bụng hay khối u đều có thể khiến cơ hoành co cứng, dẫn đến nấc cụt liên tục.
Đột quỵ:
Khi bị nấc cụt kéo dài, một trong những cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe là cảnh báo nguy cơ đột quỵ. Các nhà khoa học chưa giải thích được tại sao, nhưng trong một số trường hợp, đột quỵ thường bắt nguồn từ phần sau của não và ở đây có mối liên hệ với các cơn nấc. Khi sắp xảy ra đột quỵ, người bệnh thường bị nấc cụt và kèm theo đau ngực, tê nhức, mờ mắt nhưng đôi khi do cơn nấc cụt quá nặng cho nên nó làm lu mờ các dấu hiệu khác.
Các bệnh về thận:
Hẳn sẽ rất bất ngờ khi nói những cơn nấc cụt lại là dấu hiệu cảnh báo bộ phận thải độc trong cơ thể đang suy yếu. Nếu kèm theo co giật cơ, khát nước quá mức, da nhợt nhạt xanh xao, đó chính là có bệnh lý ở thận, phải đi khám ngay
U não:
Tuy hiếm gặp, nhưng khi bị nấc cụt kéo dài cũng thường là dự báo tình trạng bị u não
Mang thai:
Ít có bằng chứng khoa học cho thấy sự liên quan giữa việc mang thai và nấc cụt, nhưng nhiều phụ nữ đã khẳng định họ biết mình có thai nhờ bị nấc. Có thể sự do sự thay đổi hoóc-môn và tình trạng stress đã dẫn đến những cơn nấc do căng thẳng.
Khi tìm được nguyên nhân cụ thể, việc điều trị nấc cụt sẽ đạt hiệu quả cao hơn, nhưng nếu không tìm được nguyên nhân thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn hơn vì khi đó chỉ điều trị triệu chứng nấc.
Tuy nhiên, những lần bị nấc cụt đầu tiên có thể không cần phải điều trị, mà dùng một số biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, vẫn có kết quả nhất định như uống một cốc nước lạnh, uống từ từ từng ngụm hoặc bịt mũi, nín thở hoặc hít thật sâu rồi thở ra từ từ.
Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng biện pháp tâm lý như tập trung vào một vấn đề mang tính phức tạp hoặc thật lý thú, như xem bóng đá, bóng chuyền, đấm bốc cũng có thể làm giảm nấc cụt. Việc điều trị nấc cụt nhất thiết phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị.