Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chơi trang sức kim cương, đá quý, coi như tài sản sinh lời

Không chỉ coi trang sức đính đá quý, nạm kim cương là phụ kiện giúp gây ấn tượng, những người theo đuổi thú chơi này còn tích trữ, xem đây là tài sản sinh lời.

Cách đây 5 năm, Minh Đức (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bắt đầu tìm hiểu và mua sắm trang sức đính kim cương. Ban đầu, anh coi đây như một món phụ kiện.

Đến hiện tại, doanh nhân này sở hữu hơn 10 viên đá quý với đủ kích cỡ, màu sắc. Anh cũng thay đổi mục đích sử dụng, không chỉ dùng kim cương cho trang sức mà tích trữ, sưu tầm và bán sang tay kiếm lời.

“Tôi từng cất giữ một viên kim cương được kiểm định bởi GIA (Gemological Institute of America - Viện Ngọc học Mỹ) trong 4 năm, sau đó thanh lý. Thương vụ giúp tôi kiếm lời 30%”, Minh Đức kể với Zing.

choi kim cuong anh 1

Minh Đức ưa chuộng trang sức kim cương được thiết kế riêng, khẳng định dấu ấn cá nhân.

Theo báo cáo Nghiên cứu về thu nhập của Euromonitor International thực hiện năm 2021, khoản thu của người dân châu Á có triển vọng tăng trưởng cao nhất thế giới.

Tổng thu nhập khả dụng hàng năm tăng 94% trong giai đoạn 2015-2030, tạo điều kiện cho thị trường hàng hóa xa xỉ phát triển.

Tổ chức nghiên cứu Bain & Co. dự đoán rằng đến năm 2025, châu Á chiếm 53% thị trường kim cương, trang sức toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc nắm giữ 35% thị phần, Nhật Bản theo sau với 7% thị phần.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo Thịnh vượng (Wealth Report) được thực hiện năm 2022 bởi Knight Frank, lượng dân số siêu giàu tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 26% trong giai đoạn từ 2022 đến 2026. Nhóm dân số này sẽ nhanh chóng tạo ra nhu cầu lớn đối với ngành kim cương.

Cùng với tầng lớp trung lưu và giàu có tăng lên, sự dịch chuyển từ nhu cầu tích trữ sang làm đẹp sẽ thúc đẩy thị trường trang sức cao cấp, trong đó có kim cương, đá quý.

Sở thích với kim cương, đá quý

Theo Minh Đức, anh tập trung đầu tư vào kim cương tự nhiên có kiểm định từ GIA. Món trang sức đắt giá nhất trong bộ sưu tập của anh là chiếc nhẫn đính viên kim cương chủ GIA 10,7 mm (viên chủ là kim cương có đường kính lớn hơn 3,6 mm), có giá mua khởi điểm 300.000 USD và hiện tiếp tục tăng giá.

Trước đó, Đức chuộng trang sức đến từ các thương hiệu cao cấp như Cartier, Bulgari. Gần đây, anh ưu tiên những món đồ thiết kế riêng, sẵn sàng chi trả thêm để cá nhân hóa sản phẩm.

Khi theo đuổi đam mê với đá quý, thời gian chờ đợi là vấn đề khiến anh đau đầu nhất. Thường mua sản phẩm của các thương hiệu quốc tế, Đức khó tìm được phụ kiện vừa vặn tại chi nhánh Việt Nam, phải chờ từ 6 tháng đến một năm để sở hữu.

“Vì chờ trong thời gian dài, nhiều khi, tôi không còn hứng thú khi kim cương về tay”, Minh Đức nói.

choi kim cuong anh 2

Ngoài kim cương, Bảo Ngọc còn sở hữu trang sức đính hồng ngọc và ngọc lục bảo.

Tương tự Minh Đức, Bảo Ngọc (35 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng gắn bó nhiều năm với thú chơi kim cương. Cô hiện sở hữu nhiều viên chủ nước D-F với độ tinh khiết IF (cao nhất).

Bên cạnh kim cương tự nhiên, Ngọc cũng có sở thích sử dụng và sưu tầm đá quý, bao gồm hồng ngọc (ruby) và ngọc lục bảo (emerald). Viên lục bảo đắt đỏ nhất trong bộ sưu tập của cô có thích thước 1,4 cm và được mua với mức giá 2 tỷ đồng.

Không chỉ sử dụng như trang sức, Bảo Ngọc còn coi kim cương, đá quý là tài sản sinh lời.

Tuy nhiên, theo cô, việc kiếm lãi từ các thương vụ bán lại chỉ phù hợp với người theo đuổi thú chơi này lâu dài, sở hữu nguồn tài chính ổn định. Họ thường không phải bán gấp để xoay vòng vốn, chờ thị trường khả quan mới thanh lý.

“Mục đích đầu tư tích trữ đá quý không phù hợp với người chơi ngắn hạn. Nếu mua trang sức bán lại trong vài tháng, món đồ đó chắc chắn mất giá”, Ngọc cho hay.

Coi kim cương là tài sản tích trữ, sinh lời

Theo số liệu của Rapaport, tính từ năm 1982 đến cuối năm 2021, chỉ số giá kim cương Rapaport Diamond Index (RDI) loại 5 carat tăng đến 4,73 lần, cao hơn giá vàng. Giá kim cương tăng trung bình 4,1%/năm trong gần 40 năm qua, so với mức tăng 3,7% của vàng, xét trong cùng một thời kỳ.

Về tính ổn định, kim cương có khả năng giữ và tăng giá đến 85% thời gian trong 40 năm qua, với năm sụt giá nhiều nhất chỉ ở mức -6%. Tăng trưởng nhiều hơn với độ rủi ro ít hơn, thực tế cho thấy về mặt đầu tư và tích lũy tài sản, kim cương hấp dẫn hơn vàng.

Trong tương lai, mức tăng giá của kim cương được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ổn định, do nguồn cung kim cương tự nhiên được cho là đã chạm đỉnh vào giai đoạn 2018-2019 và sẽ duy trì sự ổn định trong vài thập kỷ tới.

Theo khảo sát của Bain & Company, sau đại dịch, 75-85% người tiêu dùng cho biết họ ưa chuộng mua sắm và sở hữu kim cương. Họ cho rằng đây là khối tài sản tích trữ an toàn, đồng thời có khả năng sinh lời.

Thống kê hiện tại của Statista cho thấy tổng giá trị thị trường kim cương châu Á tăng nhanh trong giai đoạn 2020-2022 (bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19). Cụ thể, mức tăng trưởng 10,41% được ghi nhận.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), Việt Nam là thị trường tiêu dùng vàng lớn nhất Đông Nam Á và có khả năng tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, khi dân số giàu tại Việt Nam gia tăng (theo Báo cáo Thịnh vượng được thực hiện bởi Knight Frank năm 2022), nhu cầu với ngành kim cương, đá quý được dự đoán ngày càng lớn.

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các thương hiệu phân phối trang sức kim cương tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh. Cụ thể, Doji sở hữu 200 cửa hàng trên toàn quốc. Trong khi đó, PNJ chạm ngưỡng 300 chi nhánh, có kế hoạch “phủ” 500 địa chỉ phân phối trong năm 2025.

Ngoài ra, nhiều đơn vị kiểm định công khai như GIA, SJC Rồng Vàng, SJC Chợ Lớn, PNJ, SBJ cũng hỗ trợ người tiêu dùng trong quá trình phân biệt thật - giả khi mua sắm. Đồng thời, quy trình kiểm tra chất lượng minh bạch này cũng góp phần đẩy lùi vấn đề buôn bán kim cương thiếu tính pháp lý, giúp thị trường phát triển lành mạnh.

Theo IGI (Viện Ngọc học Quốc tế), kim cương chia thành 3 loại, với giá trị giảm dần như sau:

  • Kim cương tự nhiên.
  • Kim cương nhân tạo.
  • Đá quý.

Ngoài ra, loại đá quý này được đánh giá theo tiêu chuẩn 4C với chất lượng giảm dần được quy định như sau:

  • Màu sắc (D-F, G-J, K-M, N-R, S-Z).
  • Độ tinh khiết (IF, VVS1 VVS2, VS1 VS2, St1 St2, I1 I2 I3).
  • Giác cắt.
  • Carat.

8 xu hướng trang sức của năm 2023

Phối thêm trang sức chuẩn gu và hợp xu hướng thịnh hành như dây chuyền tennis, nhẫn thanh mảnh hay vòng ngọc trai sẽ giúp nâng tầm trang phục hiệu quả.

Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng

Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.

Dan bang keo che than thay quan ao hinh anh

Dán băng keo che thân thay quần áo

0

Không chỉ kiệm vải, các ngôi sao còn hoàn toàn loại bỏ vải vóc, chỉ sử dụng băng keo che chắn bộ phận nhạy cảm. Xu hướng dùng băng dính thay quần áo cũng được nhãn hàng lăng xê.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm