Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chọn cống hiến hết mình trong công việc hay cân bằng cuộc sống?

Dừng hoàn toàn công việc sau 8 tiếng đi làm hay tận dụng thời gian ngoài giờ để tiếp tục khẳng định giá trị bản thân với công ty là phân vân của nhiều người lao động trẻ hiện đại.

Prudential,  quan ly nhan su anh 1

“Workaholic” là khái niệm quen thuộc trong thời gian gần đây để chỉ những người đam mê và dành nhiều thời gian cho công việc. Trong khi đó, “work - life balance” đang dần trở thành xu hướng và quan điểm của nhiều bạn trẻ có nhu cầu cân bằng cuộc sống, phân định rạch ròi giữa “work time” (thời gian đi làm) và “me time” (thời gian dành cho bản thân).

Lưỡng lự giữa “cống hiến” và “cân bằng”

Hương Liên (24 tuổi, Hà Nội) đã đi làm hai năm những vẫn trăn trở nên nhìn cống hiến cho công việc đến mức nào. “Tôi sẵn sàng làm việc hết mình trong 8 tiếng ngồi văn phòng, nhưng khi ra khỏi công ty, tôi chỉ muốn nghỉ ngơi, ngắt hoàn toàn liên lạc với công việc, sếp, đồng nghiệp để bớt stress. Tôi nghĩ mình có quyền được làm như vậy vì 16 tiếng còn lại tôi muốn dành thời gian cho bản thân, gia đình, bạn bè, đam mê cá nhân. Nhưng sau vài lần không liên lạc được với tôi dịp cuối tuần yêu cầu xử lý việc gấp, sếp không hài lòng và nói tôi không chịu 'cống hiến' cho công ty”, Liên chia sẻ tâm tư.

Trong thời đại mà những “deadline”, “task gấp” lên ngôi, Liên thừa nhận dù đã nỗ lực làm việc trong giờ hành chính, cô vẫn không thể “ghi điểm” trong mắt cấp trên và khó có cơ hội thăng tiến.

Prudential,  quan ly nhan su anh 2

“Cống hiến cho công ty đến mức độ nào cho phù hợp?” là câu hỏi của nhiều người lao động trẻ.

Trên thực tế, workaholic - những người cống hiến hết mình trong công việc - cũng phải trả giá khá đắt khi bỏ bê sức khỏe, không dành đủ thời gian chăm sóc bản thân. Theo Apollo Technical, tình trạng liên tục làm việc quá 8 tiếng/ngày có thể khiến con người dành ít thời gian cho gia đình, tập thể dục hay ăn những bữa ăn thiếu lành mạnh, gây hại cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Forbes thống kê mỗi năm, thế giới tiêu tốn khoảng 190 tỷ USD để giải quyết các tác động về thể chất và tâm lý của tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc.

Trong khi đó, một cuộc khảo sát của Deloitte phỏng vấn 1.000 người cho thấy 77% số người được hỏi từng bị kiệt sức trong công việc ít nhất một lần. Chưa dừng lại ở đó, 87% số người được hỏi khẳng định họ có niềm đam mê với công việc, nhưng có tới 64% nói rằng họ thường xuyên bị căng thẳng vì áp lực công việc. Thực tế này đã chứng minh quan niệm người đam mê việc mình làm sẽ không bị căng thẳng, kiệt sức là sai lầm.

Chọn “work smart” thay vì “work hard”

Đứng trước câu hỏi hóc búa này, nhiều bạn trẻ chọn cách tham khảo ý kiến từ thế hệ đi trước, những người thành công, có kinh nghiệm giải quyết vấn đề và tìm được hạnh phúc trong công việc. Là Phó tổng giám đốc Nhân sự Prudential, với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự và phát triển văn hóa doanh nghiệp, chị Bùi Thị Thanh Thúy cho rằng trong thời đại ngày nay, “work hard” (làm việc chăm chỉ) đã dần nhường chỗ cho “work smart” (làm việc thông minh).

Prudential,  quan ly nhan su anh 3

Chị Bùi Thị Thanh Thúy - Phó tổng giám đốc Nhân sự Prudential.

Chị Thúy chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là chúng ta làm việc như thế nào để trong khoảng thời gian đặt ra mình làm việc hiệu quả nhất. Dù làm 5, 7 hay 8 tiếng, chỉ cần tìm ra được phương pháp làm việc hiệu quả thì sẽ tốt hơn nhiều so với những người làm việc 10 tiếng”.

Bên cạnh đó, nữ lãnh đạo của Prudential nhận định không có nhân viên nào muốn không làm việc mà được hưởng lương, ngoại trừ trường hợp có vấn đề về mối quan hệ với cấp quản lý, hoặc công việc không còn tạo ra sự hứng thú với họ.

“Nếu tình trạng này xảy ra, đây là vấn đề mà công ty cần giải quyết để mang đến môi trường làm việc lý tưởng giúp nhân viên muốn cống hiến. Tại Prudential, chúng tôi đặt hiệu quả công việc là trên hết chứ không đo lường thời gian làm việc. Bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu, miễn sao hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng đề ra”, chị cho hay.

Teaser - Chuyên gia nhân sự chia sẻ về môi trường làm việc lý tưởng Chị Bùi Thị Thanh Thúy - Phó tổng giám đốc Nhân sự Prudential - hứa hẹn chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cho người lao động trẻ.

Để tháo gỡ vướng mắc cho người lao động trẻ, chị Thúy cũng chia sẻ thẳng thắn nhiều quan điểm về công việc như xu hướng nhảy việc hiện nay, nên tìm việc theo đam mê hay mức lương, những tiêu chí đánh giá môi trường làm việc lý tưởng... Độc giả có thể lắng nghe những chia sẻ của nhà lãnh đạo Prudential tại video được đăng tải trên Zing News ngày 22/3.

Giang Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm