Để chủ động đảm bảo an toàn cho khách hàng trong mùa dịch, nhiều sàn thương mại điện tử đã triển khai các giải pháp giao hàng không tiếp xúc. Đúng như tên gọi, hình thức này giúp giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc gần giữa bên giao và nhận hàng, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Hình thức mua hàng tiện lợi
Tự nhận mình là người không rành công nghệ, nên chị Trang ngại mày mò các chức năng mới, cố hữu sử dụng tiền mặt hơn hai chục năm nay. Ngay cả những lần đặt đồ ăn qua ứng dụng công nghệ, chị cũng không mấy khi tìm kiếm khuyến mãi bởi nghĩ rằng mất thời gian, rườm rà công đoạn.
Những ngày gần đây, chị Trang bật cười khi nhìn hình ảnh các bạn trẻ dùng nước sát khuẩn xịt khử trùng tiền mặt; đem đi giặt phơi hay hấp để diệt khuẩn. Tuy nhiên, chị cũng kịp nhận ra tiền mặt qua tay nhiều người và có thể không đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam và diễn biến phức tạp, chị bắt đầu lo lắng và tìm mọi cách có thể nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân. Chị quyết định lên kế hoạch hạn chế sử dụng tiền mặt.
Mua hàng online được lựa chọn nhiều trong mùa dịch. |
“Chính dịch bệnh khiến một người lười mày mò như tôi cũng phải bắt đầu tìm hiểu. Tôi làm quen dần với hình thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng, rồi lân la học thêm cách sử dụng ví điện tử. Thời gian đầu cũng khó khăn, nhưng riết rồi quen, chẳng những vậy, tôi lại thấy tiện tiện lợi, không phải lích kích tiền nong. Lúc giao hàng, anh shipper cũng chủ động đứng cách xa một quãng để đảm bảo an toàn giữa mùa dịch. Nói chung, tôi thấy hình thức giao hàng không tiếp xúc này lợi đủ đường”, chị Trang kể.
Cũng theo chị Trang, thời đại công nghệ phát triển và Internet có mặt ở mọi nơi nên việc thanh toán online chỉ cần vài thao tác đơn giản. Người mua còn được hưởng nhiều ưu đãi từ những chương trình khuyến mại của sàn thương mại điện tử và đơn vị phát hành thẻ. Những khoản nhỏ mà trước kia chị thường bỏ qua hoá ra lại giúp tiết kiệm không ít.
Tiện lợi nhưng phải an toàn giữa mùa dịch
Khác với chị Trang, anh Trần Vũ Nhật Minh (27 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) lại chưa thực sự yên tâm với các hình thức giao hàng: “Trước kia tôi rất ngại mua hàng online vì nghĩ tới lúc nhận vẫn phải đứng gần shipper thì còn gì là cách ly xã hội. Tuy nhiên mới đây, tôi nghe tin Lazada triển khai hình thức giao hàng không tiếp xúc, đảm bảo duy trì khoảng cách an toàn khi giao nên đang nóng lòng trải nghiệm. Tiện thì tiện nhưng vẫn phải an toàn”.
Với hình thức giao hàng không tiếp xúc, nhân viên giao hàng sẽ duy trì khoảng cách 2 m với khách hàng trong suốt quá trình giao hàng |
Không chỉ người mua cẩn thận, nhân viên giao hàng cũng phải bảo vệ mình kỹ càng khi vận chuyển. Chú Đỗ Văn Bảy (48 tuổi) quê Bình Dương lên TP.HCM làm công việc shipper cho Lazada hơn một năm nay, luôn chú ý mặc kín kẽ hơn khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Chú Bảy kể, công ty chú đang theo làm có quy trình kiểm tra nghiêm ngặt khi giao. Tất cả nhân viên sẽ được đo thân nhiệt vào đầu và cuối mỗi ngày, phát khẩu trang và nước sát trùng để sử dụng trong suốt quá trình làm việc. “Chúng tôi được phổ biến phải tuân thủ quy định mùa dịch, giữ khoảng cách an toàn với khách trong quá trình giao nhận”, chú Bảy nói.
Nhân viên giao hàng của Lazada được trang bị kỹ trong mùa dịch. |
Thủ tục này nghe có vẻ phức tạp, nhưng vào thời điểm nhạy cảm như hiện nay lại khiến mọi người yên tâm hơn. Vì vậy, tất cả anh em giao hàng ai nấy đều chấp hành đúng quy trình. “Kinh tế mùa dịch khó khăn, tôi càng phải cẩn thận. Nhỡ không may bản thân bị nhiễm bệnh, thì không biết lấy tiền đâu chi trả cuộc sống ở TP.HCM và chuyển về cho gia đình. Các khâu kiểm soát nghiêm ngặt cũng là sự quan tâm của Lazada dành cho người giao hàng, chẳng mấy chỗ được thế này đâu”, shipper 48 tuổi bộc bạch.
Không chỉ chú trọng quy trình kiểm định, từ cuối năm 2019, Lazada đã triển khai dịch vụ nhận hàng tự động qua tủ khoá thông minh iLogic SmartBox. Với hình thức này, khách hàng chỉ cần quét mã QR hoặc nhập mã OTP được gửi tới số điện thoại đã đăng ký, để nhận hàng tự động. Tính đến nay, có 20 tủ khóa thông minh iLogic SmartBox được đưa vào hoạt động tại các trung tâm thương mại, khu chung cư và trường đại học ở Hà Nội và TP.HCM.
Trong bối cảnh cả nước tập trung chống dịch, những giải pháp thanh toán hạn chế dùng tiền mặt, triển khai giao - nhận không tiếp xúc sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho người dùng lẫn nhân viên giao hàng, hạn khả năng lây nhiễm. Đặc biệt, những đơn vị tiên phong triển khai giải pháp này như Lazada được đánh giá cần thiết, không những đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng.