Theo The Korea Times, các con phố bán thịt chó ở trung tâm Seoul ngày càng trở nên vắng vẻ do tập quán ăn thịt chó không còn được người dân Hàn Quốc ưa chuộng nữa. Mới đây, dự luật cấm chăn nuôi, giết mổ, phân phối và bán chó để lấy thịt chính thức được Quốc hội Hàn Quốc thông qua càng khiến các con phố này trở nên ảm đạm hơn.
Việc thực thi luật sẽ bắt đầu vào năm 2027 sau thời gian ân hạn ba năm. Luật cũng kêu gọi cung cấp các khoản trợ cấp để giúp những người làm nghề cung cấp thịt chó có thể chuyển đổi công việc.
Tuy nhiên, chủ các trang trại, nhà hàng thịt chó đã hoạt động nhiều năm không hài lòng với dự luật này. “Tôi đã kiếm sống từ nhà hàng này hơn 40 năm và bây giờ chỉ còn 3 năm nữa là tôi phải đóng cửa nhà hàng. Tôi không biết sau đó mình sẽ làm gì để kiếm sống”, chủ một nhà hàng thịt chó ở Seoul nói.
Nhà hàng của anh nằm trong một con hẻm nhỏ cách chợ Gwangjang vài dãy nhà. Khu vực này từng là nơi tập trung nhiều nhà hàng thịt chó, nhưng hiện nay đã đổi thành các quán súp gà và cá nướng.
Các nhà hàng thịt chó nằm trong một con hẻm ở quận Jongno (Seoul). Ảnh: Korea Times. |
Một chủ cửa hàng chuyên nấu món bosintang đã chia sẻ với The Korea Times rằng ông và gia đình đã bán món ăn này qua nhiều thế hệ, dù cho có nhiều khó khăn nhưng gia đình ông vẫn cố gắng để duy trì nhà hàng này. “Chúng tôi đã phải vay vốn trong thời kỳ đại dịch COVID-19 mới có thể duy trì được hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nhưng dự luật chống thịt chó được Quốc hội thông qua vào ngày hôm qua khiến chúng tôi cảm thấy như đang đi vào ngõ cụt”, ông nói.
Một chủ nhà hàng khác, người cũng đã làm công việc buôn bán thịt chó hơn 30 năm cho biết cô cảm thấy rất buồn khi phải chuyển sang công việc khác sau khi đã dành cả cuộc đời để nấu thịt chó. “Tôi đang cảm thấy rất lo lắng và tôi nghĩ rằng mình khó có thể bắt đầu một công việc kinh doanh mới, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái kinh tế như hiện nay. Tôi chỉ mong tiền hỗ trợ của chính phủ phần nào đó đủ để tôi có thể chuyển sang công việc khác”, cô nói.
Theo dự luật, các trang trại, nhà hàng tiêu thụ thịt chó phải đăng ký kinh doanh, gửi kế hoạch thu hẹp quy mô và cuối cùng là đóng cửa cơ sở của họ trong thời gian quy định. Các chủ doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh sẽ được nhận tiền hỗ trợ của chính phủ để đóng cửa cơ sở hoặc được hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp để họ chuyển sang ngành nghề khác.
Ju Yeongbong - Tổng thư ký hiệp hội người nuôi chó ở Hàn Quốc - cho biết thời gian ân hạn ba năm được nêu trong dự luật cấm buôn bán thịt chó là “quá ngắn”. Theo ông, nên giữ thời hạn bảy năm như đã thỏa thuận trước đó giữa các nhóm bảo vệ quyền động vật và hiệp hội của ông vào năm ngoái.
“Hầu hết người buôn bán thịt chó đều là những người cao tuổi. Họ đã dành toàn bộ tài sản của mình vào công việc kinh doanh này, vì vậy nếu buộc họ phải chuyển sang một công việc khác trong khoảng thời gian ngắn như vậy là rất khó", ông nhận định.
Ông Ju cho rằng những người này có quyền nhận được số tiền hỗ trợ 2 triệu won cho mỗi con chó và khoản hỗ trợ cho các chi phí phát sinh khác. “Ngoài ra, các chủ nhà hàng nên được đền bù ít nhất tiền thuế thu nhập cá nhân trong vòng năm năm", ông nói thêm.
Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”.