Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Chủ nghĩa cá nhân độc hại trong tình yêu

Chủ nghĩa cá nhân trở nên độc hại khi một người luôn tìm cách đổ lỗi, buộc tội nửa kia trong một mối quan hệ.

Chủ nghĩa cá nhân độc hại có thể khiến mối hệ bị rạn nứt. Ảnh minh họa: Samson Katt/Pexels.

Trong một mối quan hệ, cãi vã là điều không thể tránh khỏi. Một cuộc tranh cãi lành mạnh có thể giúp cặp đôi giải quyết khúc mắc và thấu hiểu nhau hơn. Tuy nhiên, nếu cả hai bày tỏ sự tức giận và đổ lỗi, hoặc phớt lờ bằng cách im lặng, nhiều khả năng tình yêu sẽ đi đến đổ vỡ.

Theo các chuyên gia, điều này là kết quả của lối suy nghĩ "bạn và tôi", hơn là ưu tiên cho "chúng ta". Nếu quá tập trung vào bản thân mà không cân nhắc đến cảm nhận của đối phương, sự kết nối giữa cả hai sẽ phai nhạt dần.

Để thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân độc hại, ta có thể tham khảo những gợi ý sau của The List.

tinh yeu anh 1tinh yeu anh 2
tinh yeu anh 3

Sự tức giận, đổ lỗi khiến mối quan hệ thêm bế tắc. Ảnh minh họa: Ketut Subiyano/Pexels.

Không nhất thiết phải "luôn đúng"

Theo cố vấn hôn nhân và gia đình Terrence Real, dù đang trong một mối quan hệ hay không, mọi người đều có xu hướng quan tâm, chăm sóc cho chính mình nhiều hơn.

Nhưng khi chúng ta tập trung vào bản thân mà không xem xét hành vi ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào, nó sẽ trở thành "chủ nghĩa cá nhân độc hại".

Ngoài ra, tâm lý "mình luôn đúng" cũng là một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ đổ vỡ.

Trong cuốn sách Us: Getting Past You and Me to Form a More Loving Relationship, (tạm dịch: Chúng ta: Cách vượt lên cái tôi để xây dựng mối quan hệ), tác giả Terry Real giải thích rằng kiểu phản ứng này có thể xuất phát từ tư duy "đứa trẻ thích nghi".

Theo đó, khi gặp rắc rối trong mối quan hệ, những người có thời thơ ấu không hạnh phúc sẽ dựa vào các cơ chế đối phó bị ảnh hưởng từ cha mẹ để giải quyết vấn đề, ví dụ như tức giận, đổ lỗi hay chỉ trích.

Nếu thấy bản thân luôn hành xử theo cách tiêu cực như vậy, trước tiên, mỗi người nên suy ngẫm về gốc rễ của vấn đề để tìm ra hướng thay đổi hiệu quả nhất.

tinh yeu anh 4tinh yeu anh 5
tinh yeu anh 6

Hãy dành cho nửa kia một thái độ bao dung hơn. Ảnh minh họa: Huynh Van/Pexels.

Không quá khắt khe với nửa kia

Mọi người đều có những lúc mắc sai lầm. Do đó, mỗi người không nên quá khắt khe với nửa kia của mình, đồng thời đối xử với họ bằng lòng trắc ẩn.

Trong những cuộc tranh cãi, chọn cách phản ứng nhẹ nhàng hơn cũng sẽ tạo ra sự khác biệt.

Ví dụ, thay vì buộc tội là "em mua quá nhiều thứ vô dụng", hãy nói "anh muốn chúng ta tiết kiệm để mua một ngôi nhà, nên em có thể cắt giảm chi tiêu ở những khoản này được không?".

tinh yeu anh 7tinh yeu anh 8
tinh yeu anh 9

Các hành động thiếu suy nghĩ có thể phá huỷ mối quan hệ. Ảnh minh họa: Anastasia Shraeva/Pexels.

Có trách nhiệm với mỗi hành động

Mọi người nên xây dựng mối quan hệ dựa trên thiện chí, tức là quan tâm xem hành động của mình có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ như thế nào. Nếu một việc làm gây ra hậu quả tiêu cực, hãy chọn cách không làm.

Điều này cũng thể hiện rằng ta có trách nhiệm với mối quan hệ của bản thân và biết quan tâm tới cảm xúc của nửa kia.


NTK Hà Thanh Huy: 'Trời nóng, đừng ngại mặc short tới văn phòng'

Vượt qua định kiến về sự thiếu chỉn chu, quần short tạo ra một cuộc cách mạng tại môi trường công sở, dần được chấp nhận và diện bởi nhiều nhân viên văn phòng.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Zing, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Bích Ngọc

Bạn có thể quan tâm