Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ nhân bí ẩn của căn hộ đắt đỏ nhất châu Á

Yin Xi - người mua căn chung cư xa xỉ thuộc dự án 21 Borrett Road, Hong Kong - được cho là giám đốc của 5 công ty ở xứ Cảng Thơm. Ngoài ra, không có thông tin thêm về người này.

Theo tài liệu nộp cho Cơ quan đăng ký đất đai Hong Kong, vào tháng 2, người mua Yin Xi đã trả số tiền kỷ lục 459,4 triệu HKD (59,3 triệu USD) cho căn chung cư xa xỉ ở Bán Sơn Khu (Mid-Levels) - khu dân cư tập trung giới giàu có đến từ Hong Kong và nước ngoài, theo SCMP.

Căn hộ - được công ty CK Asset Holdings bán thông qua hình thức đấu thầu - nằm trên tầng 23, có 5 phòng ngủ và diện tích 314 m2.

Yin Xi phải trả 136.000 HKD/foot vuông (khoảng 0,092 m2). Số tiền này phá kỷ lục năm 2017 do căn chung cư sang trọng thuộc dự án xa xỉ tại Mount Nicholson - nơi từng là căn hộ đắt đỏ nhất châu Á - nắm giữ.

Có rất ít thông tin về Yin Xi. Theo Trung tâm Tìm kiếm Không gian mạng của Hệ thống Thông tin Đăng ký Công ty Tích hợp, tên của người mua trùng với giám đốc của 5 công ty gồm Better Living Group Limited, Maxrange International Limited, MCNA Property Investment Limited, Novel Energy Trading Limited và Novel Wealth Management Limited.

Yin là cư dân thường trú tại Hong Kong vì các tài liệu cho thấy người này chỉ phải trả thuế trước bạ cơ bản là 4,25% (khoảng 19,52 triệu HKD) cho bất động sản trên đường Borrett. Cư dân không thường trú trong thành phố phải trả thêm 15% giá của tài sản như thuế trước bạ.

Chu nhan bi an cua can ho dat do nhat chau A anh 1

Quang cảnh dự án bất động sản 21 Borrett Road tại Bán Sơn Khu ngày 19/1/2021. Ảnh: May Tse.

Vincent Cheung - Giám đốc điều hành công tư vấn và thẩm định bất động sản Vincorn Consulting and Appraisal - nhận định người mua “có thể là bất kỳ chủ doanh nghiệp tư nhân nào có hầu bao lớn, không nhất thiết phải là ông trùm nổi tiếng, bởi 400 triệu HKD không thực sự là số tiền lớn đối với họ”.

Ông nói thêm: “Về lâu dài, các tỷ phú giàu có từ Trung Quốc đại lục vẫn là động lực của thị trường nhà ở cao cấp tại Hong Kong”.

Việc người mua căn hộ đắt nhất châu Á có tên bính âm - phương pháp viết tên tiếng Quan Thoại theo kiểu La Mã - nhấn mạnh sự gia tăng tạo ra của cải ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vào năm 2020.

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu Hurun Report, các thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải là nơi sinh sống của nhiều gia đình giàu có hơn Hong Kong.

Năm ngoái, Trung Quốc vượt Mỹ để trở thành quốc gia đầu tiên có hơn 1.000 tài phiệt USD, với 1.058 tỷ phú vào năm ngoái so với 696 ở Mỹ, theo danh sách mới nhất của Hurun Global Rich List 2021.

Trong số 610 tài phiệt mới trên toàn cầu, 318 ở Trung Quốc, so với 95 tại Mỹ dựa trên định giá ngày 15/1, theo Hurun Report.

Chu nhan bi an cua can ho dat do nhat chau A anh 2

Quang cảnh khu 21, 23 và 25 Borrett Road, Magazine Gap Road và Peak Road tháng 6/2011. Ảnh: SCMP.

Theo nhà cung cấp bất động sản Savills, giao dịch nhà ở cao cấp tại Hong Kong đã sụt giảm vào năm ngoái, do việc phong tỏa những cửa khẩu biên giới đến Thâm Quyến đã ngăn cản các nhà đầu tư bất động sản di chuyển tự do, khiến giá giảm tới 2,1% trên diện rộng.

Công ty tư vấn bất động sản JLL cho biết họ dự kiến ​​thị trường nhà sang trọng của thành phố sớm chạm đáy. Dữ liệu cho thấy mối tương quan cao giữa giá nhà ở hạng sang và sự biến động của Chỉ số Hang Seng (chỉ số chứng khoán được xây dựng dựa trên giá trị vốn hóa thị trường của các công ty lớn nhất ở Hong Kong - PV) kể từ năm 1997.

“Sau khi Chỉ số Hang Seng chạm mốc 30.000 điểm lần đầu tiên kể từ tháng 5/2019, tốc độ suy giảm của giá nhà ở hạng sang dự kiến ​​ở mức vừa phải vào năm 2021”, JLL cho biết trong một báo cáo hôm 4/3.

Ngôi làng nhiều đặc quyền ở New York

Việc có tài sản ở làng Bellport mang đến nhiều đặc quyền cho cư dân như được tham gia câu lạc bộ đồng quê và đi phà tới bãi biển độc quyền trên Đảo Lửa, theo The New York Times.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm