Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Chủ pet shop chia sẻ cách chăm sóc thú cưng trong kỳ giãn cách

Theo Bảo Toàn, có 3 điều cần chú ý khi chăm sóc thú cưng trong thời gian giãn cách xã hội.

cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 1

Theo Bảo Toàn, có 3 điều cần chú ý khi chăm sóc thú cưng trong thời gian giãn cách xã hội.

cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 2 cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 3

Trương Bảo Toàn (1989) - Founder pet shop S&C Dog

  • Có 12 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và huấn luyện thú cưng cho các cuộc thi.
  • Hạng nhất Pomeranian DVKC năm 2018.
  • Hạng 2 Viet Nam Championship Dog Show 2019.

Thời gian giãn cách xã hội sẽ giúp bạn có thêm nhiều thời gian bên cạnh thú cưng của mình. Tuy nhiên, những thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và huấn luyện thú cưng để đi tham gia các cuộc thi, dưới đây là những chia sẻ của Bảo Toàn.


Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thú cưng

Chia sẻ với Zing, Toàn để đảm bảo cho quá trình chăm sóc và phát triển của thú cưng, cần chú ý những yếu tố sau:

Môi trường sống

Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thú cưng. Với mỗi loại vật nuôi khác nhau, chúng sẽ có môi trường sống khác nhau.

Người nuôi cần theo dõi biểu hiện của các bé thường xuyên để đảm bảo được chất lượng cho môi trường sống. Nhưng nhìn chung, chúng đều cần môi trường sạch sẽ và thoáng đãng.

Trong môi trường ẩm thấp và không vệ sinh dễ tồn tại các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây hại đến thú cưng. Nếu sống trong điều kiện này quá lâu, các bé sẽ dễ mắc bệnh.

Lịch trình sinh hoạt

Cần duy trì cho thú cưng một lịch trình sinh hoạt cụ thể. Điều này sẽ có lợi cho cả tinh thần và sức khỏe của chúng.

Cũng như con người, vật nuôi cần được ăn, ngủ đúng giờ để đồng hồ sinh học có thể hoạt động tốt nhất. Từ đó, quá trình trao đổi chất và bài tiết của chúng cũng diễn ra dễ dàng hơn.

cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 4 cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 5

Ngoài ra, còn cần cho thú cưng vận động thường xuyên. Tùy theo thể trạng của từng bé, ta sẽ lựa chọn chế độ phù hợp nhất.

Người nuôi có thể cho các bé ra ngoài đi dạo hoặc tham gia các buổi giao lưu để tăng tính cộng đồng cũng như khả năng kết nối giữa chủ và thú cưng của mình.

Dinh dưỡng

Đây là yếu tố quan trọng nhất khi chăm sóc thú cưng. Người chủ cần đảm bảo cân bằng tất cả các yếu tố trong bữa ăn của chúng. Tránh để tình trạng dư hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

Đặc biệt cần bổ sung trong khẩu phần ăn của thú cưng các chất như: chất đạm, chất xơ, chất béo tốt,... để tránh các bệnh chuyển hóa.

Bên cạnh sử dụng thức ăn khô công nghiệp cho thú cưng, bạn có thể kết hợp cùng chế độ raw food (ăn đồ sống). Việc kết hợp như vậy giúp bữa ăn của các bé thêm phong phú và đầy đủ dưỡng chất.

Chăm sóc lông

Bất kỳ loại thú cưng nào cũng cần được chăm sóc lông. Mỗi tháng, cơ thể của chúng sẽ có một lượng lông chết cần được loại bỏ.

Để lông mới có thể mọc lên và phát triển khỏe mạnh, chúng ta cần chải lông cho thú cưng thường xuyên. Điều này không chỉ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn mà còn hạn chế được các bệnh về da.

Không nên tắm quá nhiều cho thú cưng. Việc tắm quá nhiều sẽ làm mất lớp da bảo vệ tự nhiên của chúng.


Những điều cần lưu ý khi chăm sóc thú cưng trong kỳ giãn cách

"Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, Toàn luôn đề cao tính cộng đồng nên rất hạn chế việc đưa thú cưng ra ngoài. Chúng ta vẫn có thể đảm bảo sức khỏe của các bé ngay tại nhà" - Bảo Toàn chia sẻ.

Đảm bảo không gian vận động

Thú cưng rất thích được ra ngoài vui chơi, vận động. Để giúp cho các bé có cơ hội vận động, chủ có thể tạo ra một sân chơi tại nhà.

Nếu có không gian sân vườn thì rất thuận tiện cho việc này. Tuy nhiên, nếu không có, bạn có thể chơi cùng bé ngay tại phòng khách bằng những trò chơi đơn giản.

Hoặc bạn cũng có thể đầu tư cho thú cưng của mình một chiếc máy chạy bộ. Các bé có thể hoạt động thường xuyên mà không cần ra ngoài.

cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 6 cham soc thu cung,  cham soc thu cung khi gian cach,  gian cach xa hoi anh 7

Hình thành thói quen mới

Không chỉ trong thời gian giãn cách mà việc hình thành thói quen cho thú cưng là một việc nên làm.

Tất cả những hoạt động sinh hoạt thường ngày, chúng đều là thói quen của vật nuôi. Nếu bạn đột ngột thay đổi hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của chúng.

Ngoài việc thiết lập một thói quen mới phù hợp với tình hình hiện tại, bạn có thể tận dụng thời gian này để tập cho thú cưng của mình những trò chơi mới như: nắm tay, ngồi, nằm,...

Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thể đưa thú cưng đến các cơ sở thú y để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chính vì vậy, các bạn cần chủ động theo dõi thêm biểu hiện của chúng.

Những biểu hiện cho thấy sức khỏe của các bé bị ảnh hưởng cũng rất dễ nhận ra như: trốn vào chỗ tối, bỏ ăn, không năng động, ho,...

Nếu thấy có triệu chứng gì bất thường hãy chủ động liên lạc với các bác sỹ thú y có chuyên môn để thăm khám online. Không tự tiện chữa trị cho các bé tại nhà.

Vân Khanh

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm