Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chủ quyền biển đảo làm nóng đề Sử tốt nghiệp

Sau 90 phút làm bài, thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá thoải mái. Tương tự đề Văn, môn thi Lịch sử khiến thí sinh hào hứng với vấn đề thời sự.

17h30 ngày 2/6, thí sinh tự chọn môn Sử kết thúc giờ làm. Trong khi đề Văn gây hứng thú với học sinh khi đề cập đến sự kiện giàn khoan 981 thì chiều nay, vấn đề Biển Đông một lần nữa làm nóng phòng thi.

Đề thi và gợi ý đáp án môn Văn

Sáng nay (2/6), hơn 900.000 sĩ tử trong cả nước hoàn thành xong bài thi môn Ngữ văn. Dưới đây là đề thi và gợi ý đáp án môn thi này.

 

Đề thi và gợi ý đáp án môn Lịch sử tốt nghiệp

17h30 ngày 2/6, thí sinh kết thúc bài làm môn Lịch sử. Dưới đây là đề và gợi ý đáp án môn thi này.

Câu cuối cùng trong đề tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay có nội dung như sau: "Trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc. Tại sao Liên Hợp Quốc xác định một trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Từ nguyên tắc này, hãy liên hệ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam hiện nay".

Thí sinh kết thúc bài làm môn Lịch sử tại trường THPT Cầu Giấy.  Ảnh: Lê Hiếu.

Tại hội đồng thi THPT Cầu Giấy (Hà Nội) có 12 thí sinh đăng ký thi môn Lịch sử. Em Đặng Quỳnh Trang, trường THPT Cầu Giấy cho biết: "Đề thi bám tính thời sự, vì thường xuyên xem thời sự, đọc báo nên em thích nhất câu 3 vì một phần trong đó có ý liên quan đến biển đảo".

"Nội dung bài thi không đánh đố học sinh, bám sát chương trình ôn thi", Trang cho biết thêm.

Trong khi đó, em Đài Trang, học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thì đề thi khá bất ngờ. Hai câu đầu tiên đòi hỏi kiến thức cơ bản học sinh. Phần mới là câu 3b, nếu học sinh nắm chắc được kiến thức và tình hình thời sự thì sẽ làm được bài.

 

Em Nguyễn Hoàng Hiệp học sinh lớp chuyên Địa cho biết đề thi chỉ cần nắm kiến thức, nội dung chính, không buộc thí sinh phải học thuộc quá nhiều. "Ngoài ra đề thi năm nay cũng có phần câu hỏi mở đề cập tình hình biển đảo, sát với tình hình thời sự, góp phần giáo dục thế hệ trẻ chúng em về tình yêu biển đảo quê hương. Trong phần liên hệ, em nêu các ví dụ Việt Nam đưa ra các giải pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp trên biển. Điều đó vừa thể hiện tình yêu nước vừa khẳng định ứng xử khôn khéo của Việt Nam trên trường quốc tế", Hiệp chia sẻ.

Nam sinh này cũng bày tỏ: "Em nghĩ đây cũng là thông điệp mà Việt Nam muốn gửi gắm đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các nước đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo. Em tự tin bài làm của mình đạt trên 8 điểm".

Đề thi và gợi ý đáp án môn Vật lý tốt nghiệp

14h45 hôm nay (2/6), thí sinh đã kết thúc bài làm môn Vật lý.

Tại hội đồng thi trường THPT Gia Định (TP.HCM), có 23 thí sinh dự thi môn Lịch sử. Theo chia sẻ của học sinh, nhiều em hoàn thành bài trước thời gian cho phép. Tuy nhiên do trời mưa, nên đúng 5h30 học sinh mới ra khỏi trường thi.

Chiều nay TP.HCM mưa, các thí sinh thi môn Sử khá ít. Hình ảnh tại hội đồng thi THPT Gia Định, TP.HCM. Ảnh: Như Quỳnh.

Đề ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm là nhận định chung của hầu hết thí sinh. Học sinh Tường Vy (THPT Gia Định) cho biết: “Đề năm nay khá dễ và ngắn, chỉ cần học thuộc bài là làm được. Các câu hỏi cũng không đánh đố, duy chỉ có câu 3b liên hệ về chủ quyền biển đảo là câu mở rộng. Tuy nhiên, em lại hứng thú câu câu hỏi sát thực tế như vậy nên cũng làm khá tốt câu này”.

“Các câu hỏi đều dễ hiểu, không xa lạ và nằm hoàn toàn trong đề cương. Em thấy thú vị nhất với câu hỏi vể biển đảo vì em có dịp thể hiện cảm xúc, quan điểm và kiến thức mình qua câu này. Trước khi thi em cũng dự đoán sẽ ra vấn đề về Biển Đông nên hoàn toàn không bất ngờ”, Hồng Hạnh (THPT Gia Định) chia sẻ.

Thí sinh trật tủ môn Văn giãi bày tâm sự trên giấy nháp

Nội dung của những minh họa trên giấy nháp cho thấy nhiều thí sinh năm nay trật tủ môn Văn vì nghĩ rằng sẽ ra đề liên quan đến "Rừng xà nu".

Ở TP.HCM, một số trường không có thí sinh thi Sử. Hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và chuyên Lê HỒng Phong chỉ có 2 thí sinh. Các hội đồng khác cũng chỉ ít thí sinh, như  trường THCS Lê Lợi (23 thí sinh), Võ Thị Sáu (18 thí sinh), THCS Đồng Khởi (30 thí sinh). Riêng hội đồng thi trường THPT Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân) có 161 em chọn thi môn này.

GS Đỗ Thanh Bình (khoa Sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho biết đề thi năm nay 2 câu đầu tiên (chiếm 7 điểm) chủ yếu hỏi kiến thức học thuộc, thí sinh chỉ cần ghi nhớ là làm được. Nội dung câu hỏi không quá khó, vừa phải nên dễ dàng đạt điểm cao.

Câu 3 (3 điểm) được GS Bình đánh giá là hay vì có phần hỏi về Liên Hợp Quốc. “Việc trình bày những nguyên tắc hoạt động của tổ chức này trong đó lấy giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình rồi gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của VN rất sát với thực tế. Hơn nữa nội dung hỏi khá vừa phải và vẫn đảm bảo bám sát chương trình sách giáo khoa.

Câu này có ý mở. Những lo ngại việc các em đi lệch hướng hay có ý kiến cực đoan chắc chắn không có. Suốt những qua lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học,…đã lên tiếng về vấn đề này. Quan điểm của VN kiên định bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng các biện pháp hòa bình vẫn được đặt lên hàng đầu.

Tôi tin học sinh cũng nắm được và sẽ làm tốt. Với việc chỉ có gần 12% học sinh lựa chọn thi môn sử, GS Bình cho rằng đây phần lớn là những em học khối C (định hướng thi vào đại học, cao đẳng) nên mức điểm của thí sinh sẽ từ 6-7 điểm trở lên, điểm 8-9 cũng sẽ nhiều".

An Hoàng - Như Quỳnh

Bạn có thể quan tâm