Đám cưới của Naresh Praska bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công trên khắp bang Odisha. Ảnh minh họa: Tanay Hira/Pexels. |
Naresh Praska (bang Odisha, Ấn Độ) quyết định vẫn tổ chức hôn lễ như đã định sẵn vào ngày 17/3, ngay cả khi anh sẽ phải đi bộ 28 km trong đêm để đến ngôi làng của cô dâu.
Naresh, cư dân làng Partibeda, được cho là sẽ đến làng Dibalpadu ở cùng huyện Rayagada để tổ chức đám cưới, India Times đưa tin.
Gia đình đã hoàn thành tất cả nghi lễ truyền thống tại nhà trai. Một baarat, đám rước dẫn chú rể đến địa điểm kết hôn ở nhà gái, cũng đã sẵn sàng để khởi hành vào ngày 16/3. Thế nhưng, đến giờ hẹn, tất cả tài xế tư nhân được thuê đã đình công.
Đám rước baarat cuốc bộ, đưa chú rể Naresh đến nhà cô dâu lúc 2h sáng. Ảnh: India Times. |
“Chúng tôi đã thuê ít nhất 4 xe Bolero cho đám rước baarat và tính toán sao cho đến nhà cô dâu lúc 16h. Tuy nhiên, toàn bộ lịch trình bị xáo trộn khi các tài xế từ chối xuất hiện nhằm tham gia cuộc đình công”, Naresh kể lại.
Từ ngày 15/3, nhiều công đoàn đại diện cho các tài xế vận tải hành khách đã phát động một cuộc đình công vô thời hạn ở bang Odisha để yêu cầu một số điều kiện, bao gồm cả việc thành lập quỹ phúc lợi, theo Crisis24.
Chú rể cho biết vì đã hoàn tất mọi nghi lễ tại nhà riêng, và hôn lễ được ấn định vào 3h30 sáng ngày 17/3, anh và gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài đi bộ đến ngôi làng nơi cô dâu sinh sống.
Ngoài một số hành lý và vật dụng cần thiết cho đám cưới được vận chuyển bằng xe máy, đám rước baarat gồm 30 thành viên, trong đó có chú rể, đã đi bộ hết quãng đường.
Họ khởi hành khoảng 18h ngày 16/3 và đến làng Dibalpadu lúc 2h sáng hôm sau, vừa kịp tổ chức đám cưới. Sau đó, hôn lễ được cử hành long trọng như thời gian đã định.
Đám cưới tại Ấn Độ nổi tiếng với nhiều nghi lễ, với các bữa tiệc xa hoa kéo dài một tuần. Ảnh minh họa: Hindustan Times. |
“Đó là một hành trình rất thú vị và không ai thấy căng thẳng, uể oải cả bởi cộng đồng bộ lạc của chúng tôi đã quen với việc đi bộ đường dài”, anh nói thêm.
Câu chuyện cuốc bộ để cưới vợ của Naresh đã trở thành tâm điểm trong các cuộc trò chuyện ở huyện Rayagada gần đây.
Trước đó, Ấn Độ cũng từng ghi nhận vài tình huống hy hữu trong đám cưới. Tháng 5/2022, hai chị em ruột ở làng Aslana (bang Madhya Pradesh) đã nhầm chú rể với nhau ngay trong ngày cưới do sự cố mất điện và tấm khăn che mặt.
Theo Independent, gia đình tổ chức đám cưới cho cả 3 con gái vào cùng ngày. Các chị em đều mặc trang phục cưới giống nhau và trùm khăn che kín mặt theo truyền thống địa phương.
Khoảng 21h, ngôi làng bất ngờ bị mất điện. Không gian thiếu ánh sáng cùng những tấm khăn che mặt khiến 2 trong 3 người con gái của ông Railot bị xếp ngồi nhầm với chú rể.
Hai cô dâu đã thực hiện một số nghi lễ kết hôn với nhầm người. Sự cố chỉ được phát hiện khi ngôi làng có điện trở lại.
“Thật ái ngại cho chúng tôi. Vì sự cố điện mà các cháu tôi phải chịu cảnh nhầm lẫn này”, bác của các cô dâu nói.
Ông cũng cho biết thêm đám cưới sau đó vẫn tiếp tục diễn ra theo kế hoạch. Lúc nửa đêm, khi điện sáng, các cô dâu trao gửi lời thề nguyện với đúng người yêu của mình.
Theo một số người dân trong làng, việc ánh sáng phát lên kịp thời trước nghi thức thề nguyện chính là một điềm lành.
Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.