Một trong những meme Trung Quốc bị chỉ trích là không phù hợp với trẻ em. Ảnh: People's Daily/Weibo. |
Một số meme phổ biến với trẻ vị thành niên trên mạng xã hội Trung Quốc bị chỉ trích vì nội dung thô tục.
Một bài bình luận, được đăng trên kênh truyền thông nhà nước People’s Daily hôm 7/3, đã kêu gọi cấm những hình ảnh, video và bài viết này, cho rằng chúng có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em, Sixth Tone đưa tin.
Qin Chuan, tác giả bài viết, cho biết trẻ em dễ tiếp cận với các meme “thối nát” và “bốc mùi”, kêu gọi các phụ huynh và nhà trường cần tăng cường giám sát. Tác giả cũng yêu cầu các nền tảng trực tuyến vận hành nội dung “một cách có trách nhiệm hơn”.
Cơ quan truyền thông quốc gia Trung Quốc lên tiếng về trào lưu sử dụng meme và tiếng lóng trên mạng xã hội hiện nay. Ảnh: People's Daily/Weibo. |
Hình ảnh hoặc video ngắn mang nội dung hài hước, châm biếm đã trở thành phần không thể thiếu trong văn hóa Internet toàn cầu. “Từ điển” của giới trẻ cũng liên tục thay đổi, cập nhật những từ lóng và teencode mới.
Tuy nhiên, một số phòng học trực tuyến ở Trung Quốc được cho là đang cung cấp nội dung thô tục cho người học nhằm kiếm tiền từ xu hướng chế ảnh, clip này.
Tác giả Qin đã gắn thẻ một số meme mà ông cho là thô tục, thậm chí gợi dục, chẳng hạn một ảnh chế có nội dung “Anh nghĩ về đôi chân của em và anh muốn hôn trên đôi môi ấy”.
“Việc lạm dụng tiếng lóng trên Internet sẽ có tác động xấu đến hệ thống ngôn ngữ truyền thống. Cụ thể, nó ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực học ngoại ngữ của học sinh, kìm hãm sự truyền bá văn hóa truyền thống, thậm chí dẫn đến lối suy nghĩ đơn giản và cực đoan”, Qu Jing, một cây viết bình luận trên tờ Jimu News, bày tỏ chung quan điểm với ông Qin.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người trẻ Trung Quốc được kết nối kỹ thuật số, trẻ vị thành niên bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa Internet. Năm 2021, ước tính có khoảng 191 triệu người dùng Internet trong độ tuổi 6-18 ở Trung Quốc.
Hình ảnh meme được Li sử dụng trong đoạn chat. Ảnh: CNN. |
Đầu năm, Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra bộ hướng dẫn yêu cầu các nhà khai thác công nghệ thông tin, cũng như những ấn phẩm kỹ thuật số và trực tuyến, phải tuân thủ tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra.
Cơ quan quản lý nhãn hiệu được bảo hộ bởi pháp luật cũng từ chối gần 30 đơn đăng ký sở hữu meme nổi tiếng “Chick, you are so beautiful” (tạm dịch: Bé cưng à, em đẹp quá đi) kể từ năm 2019, theo báo cáo phương tiện truyền thông.
Trước đó, năm 2021, một người đàn ông họ Li, sống ở Thanh Đồng Hạp (Ninh Hạ, Trung Quốc), bị bắt giữ và giam 9 ngày sau khi buộc tội sử dụng meme có nội dung xúc phạm cảnh sát nước này, theo CNN.
Cuối tháng 10 cùng năm, Li gửi ảnh chế trong một nhóm trò chuyện trên ứng dụng WeChat, phàn nàn về các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch Covid-19 của chính quyền.
Hình ảnh có cảnh một chú chó đội mũ cảnh sát, tay cầm huy hiệu ngành và tay còn lại chỉ vào ống kính. Meme này vốn phổ biến trước đó, với các biến thể khác nhau như hình con mèo hay nhân vật hoạt hình.
Theo The Paper, cảnh sát đã triệu tập Li đến đồn, nơi người này bị thẩm vấn và cuối cùng "thú nhận hành vi lăng mạ cảnh sát một cách bất hợp pháp". Cảnh sát cho biết hành động của anh ta đủ cấu thành tội "gây gổ, kích động rắc rối" và bị phạt giam giữ trong 9 ngày.
Ăn điểm trong mắt nhà tuyển dụng
‘Nhân tố F’, trong đó F là viết tắt của ‘Fascination’ (Sự cuốn hút) sẽ là yếu tố thu hút nhất trong một buổi tuyển dụng. Theo tác giả Paul Williams của cuốn Ảo tưởng của sự bất khả chiến bại, những cá nhân nắm giữ vị trí lãnh đạo sau này sẽ cần phải kết nối được với các nhân viên của mình, cổ vũ họ và nắm bắt được trí tưởng tượng trong họ. Nhân tố F được xác định như sau: Liệu người này - trong một khoảng thời gian rất ngắn - có thể khiến tôi hứng thú và cuốn hút tôi hay không? Họ hào hứng đến mức nào khi nói về chủ đề X? Tôi có bị cuốn hút bởi câu chuyện họ kể không hay đó chỉ là một cuộc đối thoại khô khan?