Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chữa táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ rơi vào nguy kịch

Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, da, niêm mạc, củng mạc mắt vàng, suy đa cơ quan nguy kịch.

Lá du mại phơi khô bệnh nhân để đun nước uống chữa táo bón. Ảnh: BSCC.

Mới đây, TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, cho biết đơn vị này đang điều trị cho một bệnh nhân nữ 73 tuổi, bị ngộ độc lá cây du mại (cây lộc mại).

Trước nhập viện 3 ngày, người phụ nữ sử dụng lá cây này phơi khô, đun với nước uống để chữa táo bón. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu thấy mệt mỏi, vàng da, vàng mắt tăng dần, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu.

Bà được gia đình chuyển đến bệnh viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc chậm, da-niêm mạc - củng mạc mắt vàng, thiểu niệu.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị thiếu máu nặng do tan máu, suy gan cấp, tổn thương thận cấp, rối loạn đông máu, rối loạn nước - điện giải. Người bệnh này nhanh chóng được các bác sĩ điều trị, chăm sóc tích cực bằng truyền máu và biện pháp hồi sức chuyên sâu để hỗ trợ các tạng suy.

Sau gần một tuần điều trị, hiện sức khỏe bệnh nhân tạm ổn định, tiếp tục được điều trị, chăm sóc và theo dõi tích cực.

Theo bác sĩ Tình, dù đã có khá nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của lá lộc mại khi sử dụng làm thức ăn, nước uống, hàng năm, nhiều người vẫn bị ngộ độc loại cây này phải nhập viện cấp cứu.

Cây lộc mại hay mọ trắng, rau mại, rau mọi có nhiều loại và hình dạng lá khác nhau như lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ, lộc mại trái láng. Loài cây này mọc tự nhiên, phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên.

Lá lộc mại thường được người dân sử dụng làm rau ăn, chế biến với thức ăn hoặc đun nước uống để chữa một số bệnh, trong đó có táo bón. Độc tố của lá cây này có thể gây vỡ hồng cầu (tan máu) dẫn đến thiếu máu nặng, đặc biệt ở những người thiếu hụt men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase).

Vì vậy, bác sĩ Tình khuyến cáo người dân không nên sử dụng lá lộc mại để làm thức ăn hoặc đun nước uống. Khi không may bị ngộ độc độc lá lộc mại, người dân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị hoặc chuyển tuyến trên kịp thời.

Bí ẩn của nước

Nước là một trong những thành phần quan trọng nhất đối với sức khỏe con người và sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên, nó ẩn chứa nhiều bí ẩn mà chúng ta chưa khám phá hết. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu cuốn sách Bí ẩn của nước để giúp bạn biết thêm nhiều tiềm năng của nước và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.

Những người nên hạn chế uống nước dừa

Nước dừa có tác dụng giải nhiệt và lành tính nhưng không phải bất kỳ ai cũng có thể uống thoải mái.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm