Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn

Khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ luôn ưu tiên phương pháp điều trị bảo tồn. Việc phẫu thuật chỉ được lựa chọn khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.

Trên thực tế, khoảng 90% tổng số người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn, khoảng 10% trường hợp còn lại phải phẫu thuật. Hầu hết bệnh nhân đều có tâm lý sợ phẫu thuật vì tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trường hợp thoát vị đĩa đệm cần phẫu thuật

Vì cấu trúc cột sống khá phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động toàn cơ thể, phẫu thuật chỉ được chỉ định trong các trường hợp đặc biệt như điều trị nội khoa sau 6 tháng không hiệu quả, khối thoát vị quá lớn và chèn ép rễ thần kinh ở mức độ nặng, có biểu hiện suy giảm chức năng vận động, đối mặt với nguy cơ liệt chi, tiểu tiện không tự chủ.

Các biện pháp can thiệp ngoại khoa trong phẫu thuật hiện nay là ứng dụng vi phẫu để loại bỏ nhân đĩa đệm, phẫu thuật loại bỏ các vòm đốt sống hoặc phẫu thuật qua lỗ liên hợp, tiêu hủy nhân nhầy bằng men chymopapain, giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da… Mỗi biện pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và hoàn toàn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm vùng mổ, tăng sinh mô xơ sợi, dính rễ thần kinh, liệt dây thần kinh, sốc phản vệ, kể cả tử vong.

phong kham ACC anh 1
Trong nhiều trường hợp, cơn đau vẫn tái phát sau phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm.

Trên thực tế, không phải ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Nhiều trường hợp sau phẫu thuật một thời gian, cơn đau vẫn tiếp tục trở lại, thậm chí không thể hồi phục vận động. Do đó, bệnh nhân và người nhà cần cân nhắc, chỉ nên xem phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng buộc phải lựa chọn.

Chữa thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc, không phẫu thuật

Nền y học hiện đại luôn ưu tiên các phương pháp điều trị không xâm lấn, không tác động trực tiếp để cấu trúc cột sống được bảo tồn. Các phương pháp phổ biến hiện nay là dùng thuốc, nghỉ ngơi, châm cứu, vật lý trị liệu…

Tuy nhiên, điều đáng nói là tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị thoát vị đĩa đệm đang ở mức báo động. Để giảm đau nhanh chóng, người bệnh sử dụng thuốc giảm đau có thành phần paracetamol hoặc thuốc giảm đau kháng viêm không steroid như indomethacin, naproxen, piroxicam…

Khi cơn đau không được cải thiện, người bệnh phối hợp với thuốc giảm đau thần kinh. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ được dùng với liều lượng và thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng hoặc lạm dụng sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe như tăng men gan, tổn thương thận, kích ứng hoặc viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch…

Với mong muốn chữa trị các bệnh về cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao, bác sĩ Wade Brackenbury thành lập phòng khám ACC vào năm 2006. Đây là một trong những chuyên khoa đầu tiên áp dụng trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) tại Việt Nam.

Bằng thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, các bác sĩ khắc phục cấu trúc sai lệch của đĩa đệm, từ đó giải phóng sự chèn ép của dây thần kinh, giảm đau rõ rệt. Phương pháp này giúp bảo tồn dây thần kinh và kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể.

phong kham ACC anh 2
Bác sĩ Wade Brackenbury tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân.

Cô N.T.N (Ninh Thuận) chia sẻ: “Tôi bị thoát vị đĩa đệm L4-L5 và L5-S1, chèn ép chùm rễ thần kinh khiến toàn bộ phần hông bị đau nhức, đi lại khó khăn. Tôi bắt đầu quyết định điều trị tại ACC, các bác sĩ nắn chỉnh cột sống và hướng dẫn tôi tập vật lý trị liệu để máu huyết lưu thông tốt, đưa dưỡng chất đến nuôi đĩa đệm. Sau khi trải qua 15 lần điều trị, tôi hết đau và có thể đi lại như bình thường”.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần kết hợp luyện tập vật lý trị liệu nhằm khôi phục khả năng vận động. Các thiết bị vật lý trị liệu tiên tiến hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS (mở rộng các lỗ liên hợp, giúp đĩa đệm trở về vị trí ban đầu), máy vận động trị liệu tích cực ATM2 (kích thích các cơn thần kinh chuyển động theo cường độ và vị trí khác nhau), thiết bị giảm áp Vertetrac (tác động lực kéo giảm áp thắt lưng) và Cervico 2000 (kéo giãn vùng cơ cổ), sóng xung kích Shockwave (giúp tái tạo xương, gân và các mô mềm), tia laser cường độ cao thế hệ thứ IV (chữa lành các mô tổn thương bên trong).

Tại ACC, trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi đến từ nước ngoài và các chuyên viên giàu kinh nghiệm.

Phòng khám chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống ACC (Mỹ)

Chi nhánh 1: 99, Nguyễn Du, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM; ĐT: 028.39393930.

Chi nhánh 2: 133 Nguyễn Trãi, phường 2, quận 5, TP.HCM; ĐT: 028.38383900.

Chi nhánh 3: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội; ĐT: 024.32656888.

Website: https://acc.vn.

Mộc Trà

Bạn có thể quan tâm