Câu 1: Quê hương của chúa Trịnh ở tỉnh nào?
Thanh Hóa là nơi phát tích của nhiều triều vua nhất nước ta. Đây đồng thời là quê hương của 2 dòng chúa duy nhất trong lịch sử là chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Quê hương chúa Trịnh ở làng Sáo, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. |
Câu 2. Ai mở đầu cho cơ nghiệp 241 năm của các chúa Trịnh?
Trịnh Kiểm là người mở đầu cho cơ nghiệp 241 năm của các chúa Trịnh. Xuất thân là bộ tướng của Nguyễn Kim, sau khi Nguyễn Kim bị sát hại, Trịnh Kiểm từng bước xây dựng thế lực họ Trịnh. |
Câu 3. Dòng họ Trịnh nắm quyền cai trị khi giúp nhà hậu Lê đánh đuổi thế lực phong kiến nào?
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc. Với chiêu bài “Phù Lê, diệt Mạc”, các chúa Trịnh từng bước đánh bại thế lực phong kiến của vương triều Mạc để nắm quyền cai trị thiên hạ. |
Câu 4. Trạng nguyên nào ngăn chúa Trịnh cướp ngôi nhà Lê?
Khi đã nắm được quyền bính, Trịnh Kiểm định truất ngôi nhà Lê. Ông cho người đến hỏi ý kiến của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, được khuyên “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản” - thờ vua Lê, cơ nghiệp nhà Trịnh bền vững. Từ đó, các chúa Trịnh không còn còn ý định cướp ngôi nhà Lê nữa. |
Câu 5. Trịnh Kiểm là người mở đầu, nhưng ai mới là chúa đầu tiên của họ Trịnh?
Dù Trịnh Kiểm là người mở đầu cho cơ nghiệp của dòng họ Trịnh, người họ Trịnh đầu tiên xưng chúa là Thành tổ triết vương Trịnh Tùng. Ông cũng là vị chúa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. |
Câu 6. Giai đoạn đầu lập nghiệp, chúa Trịnh và chúa Nguyễn có mối quan hệ như thế nào?
Trong buổi đầu lập nghiệp, họ Trịnh và họ Nguyễn là thông gia với nhau. Người mở đầu cho sự nghiệp chúa Trịnh (Trịnh Kiểm) là con rể của tướng Nguyễn Kim, cũng là anh của chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), vị chúa đầu tiên của họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Câu 7. Chúa Trịnh phải đào hầm sống trong lòng đất vì sợ sấm sét?
Chúa Trịnh Giang là người nổi tiếng ăn chơi sa đọa. Sau một lần bị sét đánh không chết, ông mắc bệnh về tâm lý. Từ đó, mỗi khi nghe tiếng sấm chớp, ông hoảng sợ, phải sai người đào hầm sống trong lòng đất, không dám ra ngoài. |
Câu 8. Người phụ nữ nào góp phần khiến cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ?
Đặng Thị Huệ là phi tần của chúa Trịnh Sâm. Vì được chúa sủng ái, bà tìm cách đưa anh em vào giữ những chức vụ quan trọng, ăn chơi trác táng, hãm hại dân lành. Cơ nghiệp nhà họ Trịnh vì thế mà sụp đổ. |
Câu 9. Sau 241 năm, cơ nghiệp của họ Trịnh bị ai đánh đổ?
Dưới sự bóc lột của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nở ở Bình Định. Sau khi đánh bại chúa Nguyễn, năm 1786, vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh tan tập đoàn phong kiến của họ Trịnh. Các chúa Trịnh thua trận phải bỏ chạy. |
Câu 10. Chúa Trịnh cuối cùng là ai?
Trịnh Bồng là chúa thứ 11 và cũng là chúa cuối cùng của lịch sử Việt Nam. Trịnh Bồng lên ngôi được một năm thì bị Quang Trung - Nguyễn Huệ đánh bại, phải bỏ trốn. Có thuyết cho rằng ông bỏ trốn đi tu ở vùng Lạng Sơn, Cao Bằng. |