Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuẩn bị gì cho những hành trình dài bằng ô tô?

Vài bước kiểm tra xe, một số lưu ý nhỏ trước khi khởi hành là việc cần làm cho bất kể chiếc xe nào, dù là xe mới, để hạn chế xe hỏng hóc, trục trặc khi vận hành trên đường dài.

Dầu động cơ, hộp số, nước làm mát

Khi xe hoạt động liên tục trên đường dài thường tiêu tốn nước làm mát, dầu bôi trơn hơn do động cơ nóng hơn, nếu không kiểm tra xe trước khi đi  thì rất có thể gặp sự cố do thiếu dầu bôi trơn hoặc nước làm mát. Để đo mức dầu động cơ chính xác phải đánh xe tới vùng bằng phẳng và chờ máy nguội (sau 5 - 10 phút tắt máy). Nếu dầu có màu đen thì nên thay dầu mới. 

Kiểm tra và thay dầu xe nếu cần thiết.

Với dầu hộp số, cần khởi động cho máy nóng trước khi kiểm tra, những xe số tự động cần chuyển sang số P và để máy hoạt động cầm chừng. Tiếp đến, rút que thử mức dầu hộp số, lau sạch và cắm trở lại rồi rút ra để kiểm tra mức dầu. Thông thường, dầu hộp số có màu đỏ hoặc màu đỏ hồng khi mới, khi chuyển sang màu nâu hoặc màu đen là lúc nên thay dầu mới. 

Nước làm mát rất quan trọng bởi nó giữ cho nhiệt độ động cơ vừa đủ để đảm bảo hoạt động tốt, nếu thiếu sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng động cơ, phá máy và các chi tiết liên quan. Mực nước làm mát vừa đủ là nằm ở giữa vạch Min (thấp) và Max (cao).

Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra các dây đai truyền động, cu roa... nếu có dấu hiệu nứt, bục, hãy thay thế ngay dây mới. Kiểm tra thêm dầu phanh, dầu tay lái và bình chứa nước rửa kính còn đầy hay không. Theo các thợ sửa xe chuyên nghiệp, cách đề phòng rủi ro tốt nhất là nên thay một bộ lọc gió mới trước những chuyến đi xa, bởi bộ lọc bẩn sẽ làm giảm công suất động cơ và “ăn” xăng nhiều hơn...

Trước những chuyến đi xa, cần chuẩn bị những vật dụng như: bơm hơi mini, bộ keo tự vá hay các dụng cụ thay bánh xe như cờ lê, mỏ lết. Cần có một chiếc đèn pin để sửa xe khi trời tối và có thể dùng để báo hiệu cho các xe khác biết xe của bạn đang gặp sự cố. Một đoạn dây dù loại lớn có thể giúp bạn nhờ xe khác kéo khi chết máy; dụng cụ đo áp suất lốp; bình cứu hỏa mini; bản đồ; vài chiếc cầu chì, bóng đèn pha thay thế.... Đặc biệt, luôn cập nhật các số điện thoại của các trung tâm cứu hộ của từng địa phương để đề phòng trường hợp cần có sự trợ giúp...

Kiểm tra kỹ lốp xe trước khi lên đường

Bạn hãy nhớ, lốp là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đường, và rất cần được chăm sóc trước những chuyến đi dài. Trên đường cao tốc, xe  thường chạy với tốc độ 80 - 100 km/h, dẫn đến ma sát giữa bánh xe và mặt đường lớn hơn làm nhiệt độ vỏ lốp tăng cao, áp suất trong bánh xe cũng tăng cao tương ứng, dễ gây nổ lốp. Đặc biệt, về mùa hè nguy cơ xe nổ lốp càng lớn.  Khi bơm lốp dọc đường, tài xế và các gara xe hơi không chú ý tới đồng hồ đo áp suất để bơm hơi đúng áp suất quy chuẩn, mà chỉ theo cảm quan bánh xe căng là được.

Theo các chuyên gia Bridgestone Việt Nam, lốp xe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cho một chuyến đi an toàn và thật ngạc nhiên là bạn có thể dễ dàng kiểm tra lốp xe một cách nhanh chóng trước mỗi chuyến đi. Chỉ cần làm theo những hướng dẫn sau và thực hiện các bước kiểm tra này thường xuyên, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được tiền bạc và thời gian, mà quan trọng hơn bạn sẽ luôn an toàn trên mọi chặng đường:

Kiểm tra áp suất hơi của 4 lốp xe.

- Kiểm tra tất cả các lốp xe có cùng áp suất hơi hay không; xem có vết rạn nứt hoặc vết lồi lõm bất thường, loại bỏ các ngoại vật bên ngoài (thuỷ tinh đá, đinh…) có thể gây thủng lốp xe,  khi một phần gai lốp mòn nhanh hơn so với các phần gai lốp khác trên cùng một lốp xe, có thể do  áp suất hơi của các lốp xe không đồng nhất hoặc  sự mất cân bằng của các lốp xe. 

- Khi gai lốp mòn đến vạch chỉ thị độ mòn (thông thường khoảng 1,6mm), đó là lúc phải thay lốp mới vì lý do an toàn.. Bánh xe bị lệch độ chụm làm cho lốp xe mòn nhanh hơn, mòn không đều, ngăn cản xe chạy và phanh theo một đường thẳng. Đồng thời làm giảm độ bền của hệ thống giảm xóc và hệ thống lái.

- Nên cân chỉnh độ chụm của bánh xe bằng thiết bị cân chỉnh hiện đại có uy tín, tất cả các thông số kỹ thuật cân chỉnh độ chụm bánh xe theo từng kiểu xe đều được cài đặt trên thiết bị cân chỉnh này...

Trong trường hợp nổ lốp, hầu hết lái xe đều phanh gấp, đánh xe vào vệ đường, tuy nhiên, thao tác đúng phải là nhấn nhẹ chân ga, giữ vững vô  lăng rồi sau đó mới giảm tốc. Tiếp đến là giữ chân ga trong khoảng 2 giây và tiếp tục lái thẳng. Quãng thời gian này giúp lái xe trấn tĩnh để không thực hiện cú phanh hoặc đánh lái nguy hiểm. Điều quan trọng nhất là hãy giữ thẳng lái, để chân xa chân phanh (hoặc chân côn). Khi xe giảm tốc xuống khoảng 40km/h, bật xi nhan để tấp vào lề đường...

Hệ thống điện, phanh

Ắc quy là nơi cung cấp điện cho rất nhiều bộ phận trên xe, thông thường, ắc quy có tuổi thọ từ 2 - 4 năm. Nếu ắc quy đã sử dụng gần bằng quãng thời gian trên thì bạn nên thay mới trước khi đi xa. Nếu có hiện tượng tràn axít, vỏ ắc quy nứt, vỡ, bạn cũng cần thay thế ngay. Ngoài ra, cần đánh, rửa các đường dây nối, các cực tiếp xúc âm – dương để ắc quy hoạt động tốt hơn. 

Tiếp đến là thử độ sáng của đèn pha, đèn hậu, nên mang theo một vài bóng đèn “sơ cua” trên xe để thay thế lúc đèn cháy. Kiểm tra còi xe bằng cách ấn liên tục và kéo dài xem có đủ độ vang hay không…

Kéo mạnh phanh tay và nhả ra từ từ xem có dấu hiệu bó hoặc rít không.
Kéo mạnh phanh tay và nhả ra từ từ xem có dấu hiệu bó hoặc rít không.

Kiểm tra hệ thống phanh, nếu bàn đạp chân phanh quá mòn thì nên thay mới ngay để đảm bảo những cú phanh gấp không bị trượt chân. Nên lái thử 1 vòng để xem phanh có trục trặc hay không; kéo mạnh phanh tay và nhả ra từ từ xem có dấu hiệu bó hoặc rít không. Nếu có tiếng động lạ, bàn đạp phanh quá nặng hoặc quá nhẹ khi đạp phanh thì cần mang xe tới gara để thợ kiểm tra, bảo dưỡng...

Hệ thống treo và tay lái

Khi đi xa, xe phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống treo và tay lái. Để kiểm tra các bộ phận này một cách chính xác, nên đưa xe ra gara. Tuy nhiên, nếu có hỏng hóc gì thì vẫn có thể biết được qua dấu hiệu như xe bị rung, có tiếng động lạ, tiếng gõ lạch cạch khi đi qua chỗ xóc...

 Nếu giảm xóc bị thiếu dầu, đi xe có cảm giác như đang cưỡi ngựa. Nên kiểm tra các thanh giảm xóc ở gần bánh xe xem có vết dầu rỉ ra không. Nếu đi trên đường cao tốc xe bị lạng từ bên này sang bên kia là do xe bị lệch thước lái, nên đưa xe đến gara để chỉnh lại.

Các bộ phận cần thiết khác cũng cần kiểm tra như còi xe, cần gạt nước, tất cả các đèn. Nếu cần gạt nước không lau sạch được kính thì cũng nên thay. Nếu là loại zin theo xe thì chỉ cần thay lớp cao su mới. Cần kiểm tra thêm máy lạnh, máy sưởi và gương chiếu hậu.

Ngoài ra, cần trang bị thêm dây câu điện, bộ kích điện ắc-quy, dầu máy, nước làm mát, đèn pin và bộ dụng cụ thông dụng. Cũng cần lưu giữ số điện thoại của đội cứu hộ, hay số điện thoại cần thiết khác của nơi đến.

Làm sạch xe cả trong và ngoài không chỉ giúp xe bạn đẹp và thơm tho trước chuyến đi dài mà còn cho phép bạn kiểm tra xem có vấn đề gì trục trặc trên xe hay không bởi việc phát hiện ra các bộ phận bị hư hại hoặc bị mòn sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi mà các lớp bụi bẩn bao bọc chúng đã biến mất hoàn toàn.

 

Trước những chuyến đi xa, cần chuẩn bị những vật dụng như: bơm hơi mini, bộ keo tự vá hay các dụng cụ thay bánh xe như cờ lê, mỏ lết. Cần có một chiếc đèn pin để sửa xe khi trời tối và có thể dùng để báo hiệu cho các xe khác biết xe của bạn đang gặp sự cố. Một đoạn dây dù loại lớn có thể giúp bạn nhờ xe khác kéo khi chết máy; dụng cụ đo áp suất lốp; bình cứu hỏa mini; bản đồ; vài chiếc cầu chì, bóng đèn pha thay thế.... Đặc biệt, luôn cập nhật các số điện thoại của các trung tâm cứu hộ của từng địa phương để đề phòng trường hợp cần có sự trợ giúp...

http://giaothongvantai.com.vn/oto-xe-may/goc-tu-van/201411/chuan-bi-gi-cho-nhung-hanh-trinh-dai-bang-oto-559171/

Theo Thanh Hà/Giao thông vận tải

Bạn có thể quan tâm