Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chương trình tú tài quốc tế không cấm ChatGPT

Học sinh tham gia các chương trình tú tài quốc tế tại Anh có thể trích dẫn các đoạn văn do ChatGPT tạo ra, miễn là không cố gắng chuyển nó thành lời văn của mình.

Không đợi ChatGPT ra đời, học sinh chương trình tú tài đã mua các bài luận từ Internet trong nhiều năm. Ảnh: Guardian.

Trong khi nhiều nhà giáo dục lo ngại gian lận từ ChatGPT, ông Matt Glanville, người đứng đầu về nguyên tắc và thực hành đánh giá của chương trình tú tài quốc tế (International Baccalaureate - IB), cho biết chatbot nên được coi là một cơ hội đặc biệt thay vì ngăn cấm.

Theo đó, với IB, học sinh được phép trích dẫn nội dung do ChatGPT tạo ra trong bài luận của mình. Trao đổi với Times, ông Glanville khẳng định các câu trả lời từ ChatGPT được coi là một nguồn giống như các nguồn khác.

"Việc sử dụng ChatGPT và dẫn lại tác phẩm gốc giống nhau ở chỗ đều sử dụng ý tưởng từ người khác hoặc Internet. Đối với việc trích dẫn hoặc điều chỉnh tài liệu từ một nguồn nào đó, bạn phải chú thích trong nội dung văn bản và ghi nguồn trong mục tài liệu tham khảo, với ChatGPT cũng vậy", ông Glanville lưu ý.

Theo ông Glanville, việc nộp các bài luận do AI tạo ra là một hành vi sai trái trong học thuật và dẫn đến hậu quả xấu. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phải cấm ChatGPT bởi không đợi công nghệ này ra đời, học sinh đã mua các bài luận từ Internet trong nhiều năm.

"Chúng ta phải chấp nhận rằng nó sẽ trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta", ông Glanville nói và nhận định AI có thể tạo ra một bài luận chỉ bằng một cú click chuột, tuy nhiên, IB cần học sinh của mình thành thạo các kỹ năng khác nhau.

Ví dụ, học sinh phải hiểu bài luận có bỏ sót ngữ cảnh hay không, các dữ liệu sử dụng liệu có sai lệch hay bài luận có thiếu tính sáng tạo. Ông Glanville cho rằng đây sẽ là những kỹ năng quan trọng hơn nhiều so với việc viết một bài luận thông thường.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Chuyện buồn bên trong Harvard

Nhiều người tự tử vì căng thẳng, sinh viên Harvard cho rằng ngôi trường hàng đầu thế giới đã thất bại trong việc đảm bảo sức khỏe tâm thần cho sinh viên.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm