Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chụp ảnh kỷ yếu 0 đồng với bố sửa xe, mẹ bán hàng

Thầy Phạm Văn Thông, giáo viên lớp 12A1, trường THPT Ngô Văn Nhạc (Tiền Giang), đến từng nhà học sinh thực hiện bộ ảnh kỷ yếu.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 1

Với chi phí 0 đồng, ảnh kỷ yếu của học sinh lớp 12A1, trường THPT Ngô Văn Nhạc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được thầy Phạm Văn Thông, giáo viên môn Địa lý, Bí thư Đoàn trường cùng một học sinh trong lớp thực hiện.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 2

Trong một tháng, thầy Thông cùng học sinh Quang Huy đến tận nhà của hơn 20 bạn để chụp ảnh kỷ yếu. Lớp 12A1 có 40 thành viên. Việc đi lại gặp nhiều khó khăn nên thầy Thông không thể thực hiện ảnh cho cả lớp.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 3

"Tôi muốn được đi đến hết nhà của 40 em trong lớp nhưng khoảng cách quá xa, thời tiết mưa gió nên bộ ảnh không thể trọn vẹn" - thầy Thông nói.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 4

Chia sẻ về ý tưởng của bộ ảnh kỷ yếu, thầy Thông nói: "Tôi nghĩ mình cần làm gì đó vì phụ huynh luôn mong muốn cùng con ghi dấu hình ảnh đẹp trước khi tốt nghiệp".

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 5

Thầy giáo Địa lý mong học sinh biết ý nghĩa thực sự của việc chụp ảnh kỷ yếu. Đây cũng là món quà thầy Thông gửi đến học sinh trước khi xa mái trường cấp 3.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 6

Trang phục kỷ yếu được thầy Thông cho học sinh mượn nên bộ ảnh lớp 12A1 hoàn toàn không tốn phí.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 7

THPT Ngô Văn Nhạc là điểm trường vùng sâu, việc di chuyển đến từng hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. "Khi đi trời nắng nhưng tới nơi trời lại mưa, có lúc thầy trò không thể chụp ảnh hoặc mất cả ngày để ghi lại một khoảnh khắc" - thầy Thông nói.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 8

Trong số những hình ảnh đã chụp, thầy Thông yêu thích nhất khung cảnh mâm cơm của gia đình. "Khi tới nhà gia đình em đang dọn cơm nên tôi chụp liền khoảnh khắc này. Bức ảnh chân thực, gần gũi. Nhiều khi đi chụp, đến nhà học sinh, tôi còn được mời ăn cơm, ăn trái cây" - thầy giáo chia sẻ.

Hoc sinh Tien Giang chup anh ky yeu cung gia dinh anh 9

Thầy Thông bày tỏ quan điểm: "Những bộ ảnh có giá trị, ý nghĩa không phải thể hiện sự hào nhoáng, chi phí đắt đỏ đằng sau đó”.

Lo chấm lỏng, chấm chặt môn thi Ngữ văn

Nhiều thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 lo lắng sẽ có nơi chấm lỏng, nơi chấm chặt bài thi Ngữ văn, vì đáp án khá mở.

Nguyễn Hằng

Bạn có thể quan tâm