Câu 1: Bác Ba Phi ở miền nào?
Bác Ba Phi là nhân vật dân gian sống ở miền Tây Nam Bộ. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống thường ngày, được cường điệu hóa như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân... Những câu chuyện này được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe bất ngờ và bật cười. |
Câu 2: Tên thật của Bác Ba Phi?
Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích. |
Câu 3: Nhà văn nào đã viết tiểu thuyết về Bác Ba Phi?
Nhân vật Bác Ba Phi đã được nhà văn Anh Động tiểu thuyết hóa. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng của nền văn học Việt Nam. |
Câu 4: Tỉnh nào là quê hương của Bác Ba Phi?
Bác Ba Phi sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có 5 anh em (nếu gọi đúng phải là Hai Phi). Vì loạn lạc, cả gia đình bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. |
Câu 5: Tên một truyện cười của Bác Ba Phi?
Những câu chuyện kể của ông mang lại cho người nghe tiếng cười sảng khoái, đồng thời ẩn chứa tinh thần của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người. Cả 3 truyện trên đều nằm trong tập truyện cười của Bác Ba Phi. |
Câu 6: Địa phương gắn liền cuộc đời của Bác Ba Phi?
Cuộc đời của Bác Ba Phi gắn liền vùng U Minh Hạ. Ông từng bị thực dân Pháp bắt đi lính lê dương nhưng sau đó trốn về sinh sống ở U Minh Hạ, rồi mất ở đây. Hiện nay, mộ phần của Bác Ba Phi ở ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh này. |
Câu 7. Vườn quốc gia U Minh Hạ thuộc 2 huyện nào của Cà Mau?
Vườn quốc gia U Minh Hạ có tổng diện tích 8.286 ha, nằm trên địa bàn các xã Khánh Lâm, Khánh An thuộc huyện U Minh và các xã Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc thuộc huyện Trần Văn Thời. Đây cũng chính là nơi khởi nguồn những mẩu chuyện của Bác ba Phi, trong đó có chuyện "rắn hổ mây tát cá". |