Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Chuyên gia chỉ ra điểm quan trọng trong dinh dưỡng cho trẻ mùa nóng

Thời tiết miền Bắc sắp vào mùa nắng nóng đầu năm, tôi lo con thiếu nước và thiếu năng lượng để học tập, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong mùa nắng nóng cần lưu ý gì thưa bác sĩ?

Thời tiết miền Bắc sắp vào mùa nắng nóng đầu năm, tôi lo con thiếu nước và thiếu năng lượng để học tập, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ trong mùa nắng nóng cần lưu ý gì thưa bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nắng nóng khiến trẻ mất nhiều nước qua mồ hôi, hơi thở nên ảnh hưởng đến sức bền. Nhiệt độ nóng bức của mùa hè cũng làm trẻ luôn cảm thấy khó chịu, lười ăn và dễ ốm hơn. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con trong thời điểm này.

Cụ thể, phụ huynh cần thay đổi thực đơn để kịp thời đáp ứng sự thay đổi trao đổi chất ở trẻ trong mùa nắng nóng bằng cách bổ sung sản phẩm dinh dưỡng và các biện pháp tránh nóng.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần thanh mát và dễ tiêu hóa để giúp giải nhiệt cho cơ thể, phòng bệnh mùa hè. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn những nhóm thực phẩm có tính giải nhiệt cao như rau dền, rau muống, bí, mồng tơi, mướp, canh chua...

Những thực phẩm này vừa bổ dưỡng lại vừa dễ ăn. Chúng giúp mang lại cảm giác mát mẻ, đồng thời cung cấp nhiều vitamin, chất chống oxy hoá cho cơ thể, các khoáng chất như kali, magie, bổ sung chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hoá của con.

Bên cạnh đó, cha mẹ hạn chế các món xào rán, nướng khó tiêu và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, hãy cho bé ăn bổ sung bằng những bữa ăn phụ bổ mát như chè hạt sen, sữa dinh dưỡng, sữa chua...

dinh duong mua nong anh 1

Phụ huynh cần thay đổi thực đơn để kịp thời đáp ứng sự thay đổi trao đổi chất ở trẻ trong mùa nắng nóng.

Để tăng sức đề kháng, kích thích sự ngon miệng, trẻ cần được ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, vitamin như vitamin C, vitamin nhóm B, vi chất, đặc biệt là kẽm. Ngoài ra, chúng ta còn có lysine trong thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa... giúp trẻ phát triển cơ xương, tăng khả năng hấp thu canxi.

Vitamin C có nhiều trong những thực phẩm mùa hè như rau đay, rau muống, bưởi, nhãn, chanh, cam, thanh long, dứa... Chúng vốn đóng vai trò rất lớn trong quá trình bảo vệ cơ thể và hệ thống miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, vitamin C còn giúp làm lành vết thương và bảo vệ trẻ khỏi chứng cảm lạnh hay cảm cúm thông thường.

Không chỉ vậy, cha mẹ cũng nhớ nhắc con uống đủ nước. Việc cơ thể thiếu nước trong những ngày oi bức là điều thường xuyên xảy ra đối với cả người lớn và trẻ em.

Cơ thể thiếu nước không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh mùa hè phổ biến như cảm cúm, sốt… hay giảm sức bền bỉ trong học tập và vui chơi, và khám phá của con.

Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý cho trẻ uống nước thường xuyên và phải uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Ngoài ra, có thể bổ sung nước bằng cách cho trẻ uống các loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao như sữa dinh dưỡng, sữa đậu nành, sữa chua uống, sinh tố, nước trái cây, nước dừa… Cha mẹ có thể tham khảo sữa lúa mạch, là loại thức uống bổ dưỡng, có tác dụng bổ sung năng lượng cho con, thích hợp cho những ngày nắng nóng con cần tăng sức bền.

Cách tính tổng lượng nước uống trong ngày cho trẻ: Trẻ 1-10 kg nên dùng 100 ml/1 kg cân nặng. Ví dụ, trẻ 10 kg thì cần 1.000 ml nước/ ngày. Trẻ 11-20 kg nên dùng 1.000 ml / 10 kg đầu + 50 ml/ 1kg cân nặng tăng thêm. Ví dụ, trẻ 15 kg thì lượng nước sẽ cần là 1.000 ml + (50 ml x 5) = 1.250 ml.

Các mẹ lưu ý lượng nước này bao gồm nước uống, nước canh, sữa các loại, nước hoa quả…

92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Đặc biệt, Nestlé MILO 110 ml - hộp nhí dung tích phù hợp cho trẻ nhỏ - sở hữu vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích ở dạng hộp giấy nhỏ gọn, tiện lợi, thích hợp để dùng ở nhà, đi học hoặc vui chơi.

Chuyên gia gợi ý bữa phụ cho bé đủ năng lượng trong ngày

Trẻ ăn uống theo giờ giấc và chế độ sinh hoạt của gia đình nhưng cháu vẫn thường xuyên mệt mỏi, uể oải khi đến trường, đến cuối ngày gần như cạn sức. Tôi nên giải quyết thế nào?

Độc giả Thảo Linh

Bạn có thể quan tâm