Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng tăng cường tập trung cho con

Cha mẹ nên bổ sung bữa phụ cho con để tăng cường sức bền và khả năng tập trung.

Gia đình tôi ở vùng nông thôn, bữa ăn thường chỉ đơn giản với các món quen thuộc nên rất sợ con bị thiếu dinh dưỡng, không tập trung khi học. Tôi nên thay đổi thực đơn ăn uống cho con như thế nào để con tăng cường khả năng tập trung?

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn. Nguồn cung cấp năng lượng cho trẻ được giải phóng qua các quá trình trao đổi chất. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu từ chất béo, chất đạm và chất bột đường của thực phẩm.

Cụ thể:

● 1 g chất béo sản sinh 9 kcal

● 1 g chất đạm sản sinh 4 kcal

● 1 g chất bột đường cho 4 kcal

Đặc biệt, ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có nhu cầu năng lượng khác nhau. Ví dụ, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ (dưới 1 tuổi) trung bình khoảng 150 kcal/ kg/ ngày. Với những trẻ lớn hơn, nhu cầu dinh dưỡng cần thiết được tính theo công thức: 1.000 kcal + 100 x tuổi (năm). Ví dụ, trẻ 8 tuổi cần 1.000 kcal + 100 x 8 = 1.800 kcal/ngày.

Nhu cầu năng lượng của trẻ có đặc điểm năng lượng/kg trọng lượng cơ thể cần nhiều hơn người trưởng thành. Tỷ lệ chất đạm cũng nhiều hơn (12-15 g/ kg trong lượng cơ thể). Tỷ lệ chất béo trong khẩu phần cũng ở mức cao hơn (30-35% năng lượng khẩu phần trong ngày). Đặc biệt, tuỳ theo nhóm tuổi, trẻ càng nhỏ thì tỷ lệ chất béo càng cao hơn.

che do dinh duong anh 1

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người lớn. Ảnh: Phương Lâm.

Trẻ em cũng cần nguồn thực phẩm giàu chất đạm và chất béo có nguồn gốc động vật cao hơn người lớn. Chất đạm động vật nên chiếm từ 70% tổng lượng đạm trong khẩu phần. Chất béo nên là 50% từ động vật và 50% nguồn thực vật. Ngoài ra, cha mẹ nên nên hạn chế chất béo chiên rán ở nhiệt độ cao, thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ.

Thực tế, cha mẹ hay các thầy cô giáo thường nhận thấy cuối mỗi buổi học trẻ hay kém tập trung, mệt mỏi hay tiếp thu bài chậm. Nguyên nhân từ năng lượng được cung cấp không đủ cho trẻ duy trì đến cuối buổi học, không có sức bền đến hết ngày.

Vì vậy, cha mẹ nên bổ sung bữa phụ cho con để tăng cường sức bền và khả năng tập trung. Gia đình cần phối hợp với nhà trường để có bữa ăn phụ cho các bé khoảng giữa buổi chiều.

Bữa phụ có thể đa dạng các loại thực phẩm như trái cây (táo, đu đủ, sinh tố bơ xoài...), bánh ngũ cốc giàu chất dinh dưỡng, khoai lang và nên bổ sung cùng 1 phần sữa dinh dưỡng vào bữa phụ cho trẻ. Về sữa, cha mẹ có thể bổ sung cho con sữa lúa mạch là lựa chọn tiện lợi và hợp túi tiền, có thể tìm thấy ở mọi vùng miền.

che do dinh duong anh 2

92% mẹ Việt Nam mong muốn con bền bỉ hơn để có đủ năng lượng hoàn thành tốt mọi hoạt động trong ngày (trích khảo sát của Kantar). Uống sữa lúa mạch Nestlé MILO mỗi ngày kết hợp với vận động thể chất nay đã được chứng minh khoa học bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia giúp cải thiện sức bền của trẻ.

Đặc biệt, Nestlé MILO dạng bịch 180 ml - giá tiết kiệm hơn cho mẹ (so với hộp giấy cùng dung tích) - giữ trọn vị ngon MILO đặc trưng bé yêu thích và vẹn nguyên nguồn dinh dưỡng giúp bé bền bỉ hơn cả ngày.

Làm gì khi bố mẹ không có thời gian nấu bữa sáng cho con?

Gia đình tôi ở nông thôn, bận bịu nên thường không có thời gian nấu ăn sáng cho con. Tôi có thể cho cháu uống sữa cho bữa sáng không, và nên mua sữa gì tốt cho trẻ tiểu học?

Độc giả Minh Tuyết

Bạn có thể quan tâm