Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện lò than cũ và 3 người đàn bà khiến dân mạng suy ngẫm

Vì chiếc lò than hỏng, một phụ nữ mập mạp đã gây khó dễ, ra tay đánh và đòi người thu lượm ve chai tiền chuộc. Câu chuyện này hiện được cộng đồng mạng không ngừng chia sẻ.

Lò than hỏng với giá 50.000 đồng

Mới đây, trên các diễn đàn mạng lan truyền hình ảnh kèm bài viết mang tên Lò than cũ nát và 3 người đàn bà thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Theo đó, một "bà mập" vừa vứt lò than hỏng ra vỉa hè. Người nhặt ve chai đi ngang qua, liền xuống xe đổ tro than để lấy cái lò cũ ấy. Tuy nhiên, "bà mập" trong nhà bước ra với thái độ cáu gắt, thậm chí đòi tiền chuộc 50.000 đồng và ra tay đánh người nhặt lò than. Một phụ nữ áo trắng đi đường thấy vậy đã đến đưa tiền cho "bà mập", giải vây người nhặt ve chai.

Liên hệ với chủ nhân bài viết, cô cho biết, mình tên Nguyễn Hồng Liên (sinh năm 1992, sống tại Hà Nội), hiện là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Liên là người chứng kiến toàn bộ câu chuyện, diễn ra tại phố Cát Linh, quận Đống Đa (Hà Nội) vào chiều 7/7.

Cuộc "đụng mặt" của 3 người phụ nữ vì chiếc lò than cũ. Ảnh: Hồng Liên.

Câu chuyện nữ tiếp viên và bà cụ chân trần gây xúc động

Dù đang vội, nhưng chứng kiến cảnh bà cụ không kiếm được người thân tại sân bay, nữ tiếp viên hàng không ân cần giúp đỡ khiến dân mạng lay động.

Nội dung câu chuyện Liên chia sẻ trên trang cá nhân:

Trên đường ra bắt xe buýt về, chứng kiến chân dung của ba người phụ nữ khiến mình phải suy ngẫm.

Bà mập vừa vứt cái lò than méo mó ra vỉa hè vì lâu ngày rồi không dùng nữa. Chị nhặt ve chai đi qua thấy có cái lò than hỏng bên vệ đường. Chị để xe ở góc, cắm cúi đổ cái tro than ra để lấy cái lò hỏng ấy.

Bà mập đang ngồi trên chiếc xe máy dựng ở trước cổng nhà, đôi mắt bà ngó ra thấy có người đang hí hoáy với đồ mà bà vừa vứt đi.

Bà xuống xe đi ra cạnh chị ve chai quát lớn: "Ai cho mày lấy cái lò than của tao, tao để bên vệ đường đó có phải của mày đâu mà mày lấy, tao sẽ giữ cái xe đạp của mày để chuộc cái lò than của tao, không thì mày đưa tao 50.000 đồng bồi thường vì mày đụng vào đồ của tao". 

Bà mập tay vừa cầm gậy đập vào đầu chị ve chai đang đội nón, chị ấy cởi nón, bà mập giật mạnh cái nón của chị.

Chị ve chai khóc: "Bà ơi, con thấy bên vệ đường thường là đồ bỏ đi, cái lò hỏng méo mó chắc ai nhìn cũng biết là đồ thải vứt đi. Nếu bà còn dùng thì bà để ở cạnh nhà, sao bà lại vứt ở góc vệ đường. Con cả ngày đi chưa kiếm được 30.000 đồng, giờ cứ xem đó là đồ bà giữ, con cũng không lấy. Bà bắt con nộp 50.000 đồng. Con biết sao giờ đây".

Chị ấy khóc nghẹn và bà mập cứ quát la lên.

Chị mặc áo trắng đi đường thấy vậy, rút tờ 50.000 đồng trong ví ra đưa bà mập.

Chị ve chai cảm ơn chị áo trắng rối rít và lên xe đạp đi nhanh trong xế hoàng hôn.

Bà mập được tiền cầm trong tay hả hơi vui sướng và tiếp tục trở vào cổng ngồi trên chiếc xe máy trò chuyện cùng một thanh niên khác.

Nhận được 50.000 đồng bà mập quay lưng bỏ đi. Ảnh: Hồng Liên.

Chia sẻ và suy ngẫm

Hiện tại, bài viết của Hồng Liên hút hơn 30.000 like (thích), 9.000 chia sẻ cùng hàng nghìn bình luận. Liên cho biết, cô đăng tải chuyện này để mọi người cùng suy ngẫm và không cố ý chỉ trích một ai.

Trong khi đó, đa số dân mạng đều lên án hành vi nhỏ mọn, chèn ép người khác của "bà mập". Song mọi người vẫn cảm nhận đâu đó vẫn còn sự đồng cảm, tình yêu thương khi người phụ nữ áo trắng xuất hiện.

Trước sự việc này, thành viên Đặng Danh Pháp nhận định, ba người phụ nữ trên đại diện cho 3 mẫu người trong xã hội. "Bà mập" nói lên con người chộp giật, thời cơ và thủ đoạn. Người thu lượm ve chai đại diện sự nghèo khó, bị kẻ giàu bóc lột. Phụ nữ áo trắng đi đường là người thánh thiện và đồng cảm, chị có mặt đúng lúc làm cuộc uy hiếp ngang ngược trở thành hòa bình. 

"Thật khó nói công khai nếu chúng ta muốn như "bà mập", nhưng ta vẫn lặng thinh làm thế vì miếng cơm manh áo. Chúng ta giống như cô thu lượm ve chai vì cái gì ta cũng hạ mình xin xỏ, bị uy hiếp nhưng không dám kêu ca. Mỗi người cũng giống như phụ nữ áo trắng có chút thánh thiện. Con người đang mờ ảo trong cái vòng xoáy bị pha trộn nhiều thứ buồn phiền. Với nhân gian tục lụy chẳng bao giờ có màu áo trắng tinh, tuy có trắng nhưng pha lẫn chút ố vàng. Cái tôi chúng ta còn thì vệt ố vàng vẫn còn" - anh bày tỏ cảm nghĩ.

Hồng Liên cho hay, sau một ngày bài viết được lan truyền, có người nhắn tin nhận là người thân của "bà mập". Họ bảo, cái bếp méo mó đã để đó cả chục năm. Tuy nhiên, Liên khẳng định, đây là đoạn đường cô đi học mỗi ngày và chưa bao giờ thấy nó.

"Nếu chị ve chai không đụng vào cái lò thì lúc sau cũng có hai cô lao công tới dọn" - Liên chia sẻ.

Hồng Liên (ngoài cùng trái) tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. Ảnh: FBNV.

Về hành động "bà mập" dùng gậy chọc vào nón cô ve chai đội trên đầu, rồi giật mạnh tờ tiền của chị áo trắng khiến cô gái 23 tuổi phải suy ngẫm. "Lúc đứng đó, giá như có tiền, mình sẽ tặng chị ve chai 500.000 đồng, trả bà mập 50.000 đồng" - 9X nói.

"Cuộc sống này có người vô tâm, từ bi hay khắc khổ bần cùng. Hãy cho đi cuộc đời sẽ đẹp hơn. Mở rộng tấm lòng với người nghèo khổ.

Bà mập ơi, tối nay về, chị ve chai sẽ trằn trọc cả đêm nghĩ suy về chân dung và hành động của bà. Chị sẽ mong lần gặp lại chị áo trắng để nói lời cảm ơn. Tôi luôn nghĩ, quy luật nhân quả luôn hiện rõ ràng" - Hồng Liên Tâm sự.

Nhật ký hài hước tặng con trai vừa chào đời hút 46.000 like

"Không có chuyện tớ cho cậu sờ vào điện thoại của bố mẹ khi chưa đủ 12 tuổi, hay vác điện thoại, ipad làm mồi nhử cho cậu ăn" - Tuấn Linh chia sẻ.

Phan Trai Úc

Bạn có thể quan tâm