Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chuyện người mẫu gốc Á bị chế giễu

Nhiều người mẫu châu Á cho biết họ thường xuyên bị quấy rối tình dục, miệt thị ngoại hình, phải nghe những biệt danh thô tục dành cho mình.

Năm 2020, có nhiều câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực chống lại người châu Á, đặc biệt là sau khi dịch Covid-19 nổ ra. Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến nhiều người mẫu gốc Á, theo Teen Vogue.

Trong khi một số khác trải qua những nghịch cảnh như quấy rối tình dục, bóc lột tài chính, người mẫu châu Á lại phải đối mặt với thách thức riêng. Ngay cả khi nhiều người mẫu châu Á thành công trên sàn diễn và làm việc cho các thương hiệu lớn như Victoria's Secret, sự phân biệt chủng tộc vẫn không hề suy giảm.

Những kỷ niệm đáng quên

"Tôi là người mẫu châu Á nhỏ nhắn với những đường cong. Do đó, nhiều người từng nhận xét tôi trông giống ngôi sao khiêu dâm", Fiffany Luu - người mẫu tự do sống tại thành phố New York, Mỹ - chia sẻ.

Luu đã xuất hiện trong các chiến dịch cho Fenty của Rihanna và tạp chí iD. Trong khi đó, cô cho biết người mẫu có nước da trắng với vòng một lớn được coi là sexy và hấp dẫn.

Trong cuộc sống hàng ngày, Luu thường nghĩ mình có lẽ đã quá nhạy cảm khi trải qua những chuyện không hay. Tuy nhiên, khi nhận thấy những người mẫu châu Á khác cũng nhận được sự đối xử tương tự, cô hiểu đó là một kiểu phân biệt chủng tộc.

Luu nhớ lại buổi chụp hình cho một thương hiệu làm đẹp lớn. Khi đó, nhiếp ảnh gia đã gọi cô và những người mẫu châu Á khác trên phim trường là "hi-yah!" - một thuật ngữ tiếng Nhật được sử dụng trong luyện tập karate.

Theo tác giả Shivani Persad, dù việc những vi phạm Luu và những người gốc Á khác phải đối mặt hàng ngày thường bị bỏ qua, nó có thể dẫn đến tội ác thù hận khi được "ghim" lâu.

Yumi Nu là người mẫu áo tắm ngoại cỡ châu Á đầu tiên của Sports Illustrated. Cô cũng từng bị vướng vào vòng xoáy bị phân biệt chủng tộc sau khi nổi tiếng. Nu cho biết nhiều người đã bình luận châm chọc chủng tộc, gọi cô bằng biệt danh thô tục hoặc nói "những người châu Á bẩn thỉu hãy trở về đất nước của bạn".

Ngoài nạn phân biệt chủng tộc, người mẫu châu Á còn phải chịu những định kiến như "con ong thợ", chỉ biết lao đầu vào làm việc. Nhiều người cho rằng khuôn mẫu này ám chỉ sự phục tùng, cộng đồng người châu Á sẽ không chống trả.

Tiffany Hirth - người mẫu ở New York - cho biết cô bị một nhiếp ảnh gia quấy rối tình dục trong lúc làm việc. Cô đã được nhiều người cảnh báo rằng tay ảnh này có hứng thú với phụ nữ châu Á. Tuy nhiên, cô vẫn không tin vì thấy người này nhiệt tình tìm việc cho mình.

Những câu chuyện kể trên có thể cho thấy góc khuất trong ngành công nghiệp người mẫu. Đặc biệt là khi những người mẫu gốc Á phải chịu nhiều tổn thương do bị xúc phạm, kỳ thị. Theo các chuyên gia, điều này càng kéo dài có thể khiến nhiều người mẫu bị bệnh tâm lý.

Nơi nào an toàn cho người mẫu gốc Á?

Để giải quyết vấn đề này, Model Alliance (liên minh người mẫu) - tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào nghiên cứu, chính sách cho người mẫu và những cá nhân khác làm việc trong ngành thời trang - đã được thành lập ở Mỹ. Tổ chức này nhiều lần đề xuất những luật ứng xử mới trong ngành công nghiệp nhưng chưa được thông qua. Dù vậy, họ vẫn đấu tranh không ngừng.

Vào năm 2018, họ đã tạo ra chương trình mang tên RESPECT. Nó được xem như thỏa thuận ràng buộc pháp lý đầu tiên với quy tắc ứng xử có hiệu lực để bảo vệ người lao động trong ngành thời trang.

Hiện tại, tổ chức này cũng đang làm việc với nhiều thương hiệu, đại lý và các bên liên quan khác trong ngành để ký kết chương trình, quản lý các hậu quả lạm dụng ở lĩnh vực thời trang. Đó là lý do khiến Kai Braden - diễn viên kiêm người mẫu của Wilhelmina Models - quyết định tham gia vào Model Alliance.

Anh kể mình đã bị một nhiếp ảnh gia tấn công tình dục trong buổi chụp thử ở thành phố New York khi 18 tuổi. "Là một người mẫu châu Á, thật khó để phá bỏ định kiến ​​về việc bị giới tính hóa. Đặc biệt trong quá trình tuyển chọn, tôi nhận thấy nhãn hàng thường miễn cưỡng bám theo xu hướng đa dạng bằng cách chỉ tuyển một người châu Á", anh nói.

Braden hy vọng định kiến ​​rõ ràng như vậy sẽ thay đổi khi có nhiều người đăng ký tham gia chương trình.

Trong khi đó, Luu cho rằng những người mẫu gốc Á có thể xem xét các công ty đang tiếp cận sự đa dạng như Fenty. Với kinh nghiệm làm việc với họ, Luu xác nhận nhiều cá nhân làm việc ở hậu trường là người da màu và điều đó tạo nên sự khác biệt lớn.

Cô tin với việc nhiều người châu Á ngày càng khẳng định tên tuổi trong ngành công nghiệp thời trang, vẫn đề phân biệt sẽ biến mất.

Stylist Việt trang điểm giống nữ chính 'Squid Game'

Phạm Bảo Luận nhận nhiều lời khen khi lấy ý tưởng từ nhân vật mặc áo số 067 do người mẫu Jung Ho Yeon thủ vai.

7 món đồ nam giới nên có trong mùa đông

Mùa đông đến gần và nhu cầu mua sắm đồ mới đang tăng cao. Dưới đây là những món đồ đông được nhiều tạp chí thời trang gợi ý nên có trong tủ.

Phong cách biến hóa của con gái Angelina Jolie

Xuất hiện cùng mẹ tại các thảm đỏ quảng bá phim mới, Shiloh Jolie-Pitt rũ bỏ hình tượng tomboy trước đó để diện những chiếc váy thanh lịch.

Dĩ An

Bạn có thể quan tâm