Đó là câu chuyện của những “nghệ sĩ” chẳng bao giờ lo đến chuyện thất nghiệp.
FAP TV của cựu học viên Arena Multimedia
Cũng như bạn bè cùng trang lứa, sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trần Đức Viễn chọn ngành công nghệ thông tin (CNTT) vì nghĩ rằng đây là công việc được tiếp xúc với máy tính thường xuyên - một trong những sở thích của anh. Thế nhưng đến năm 2 đại học, Viễn nhận ra những dòng code khô khan ngày càng không phù hợp với bản thân.
Trần Đức Viễn - chủ nhân kênh FAP TV. |
Chỉ khi được bạn bè giới thiệu tham gia một khóa học miễn phí tại Arena Multimedia, Viễn mới phát hiện ra đam mê đích thực của mình là thiết kế, dựng phim, làm kỹ xảo.
“Khi chuyển hướng, rất ít người thân ủng hộ vì đa số anh chị em đều theo con đường đại học. Bên cạnh đó, trong thời gian học, mình phải đi làm thêm để có thể tiền trang trải việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Chỉ đến khi gần làm đồ án tốt nghiệp, mình mới nghỉ làm thêm để tập trung vào việc học”, Viễn chia sẻ.
Ngay sau khi hoàn thành học kỳ đầu tiên tại Arena Multimedia, Viễn đã có thể tự mình làm một clip ca nhạc cho người quen. Đó không chỉ là tác phẩm đầu tay với rất nhiều tâm huyết, ý tưởng sáng tạo, hình ảnh đẹp mắt…, mà còn đưa Viễn đến với quyết định thành lập riêng một nhóm hài trên Youtube mang tên FAP TV - một trong những kênh hài được yêu thích nhất hiện nay.
FAP TV là kênh hài trên Youtube được nhiều bạn trẻ yêu thích. |
“Bẻ lái” để đến với đam mê
Chuyển sang làm nghề thiết kế không đơn giản bởi những câu chữ tự do, sáng tạo, độc đáo…, Dương Anh Tuấn (TP.HCM) khá tỉnh táo trong quyết định rẽ hướng của mình sau tốt nghiệp ngành kinh tế - ĐH Ngoại thương. Tuấn tâm sự: “Khi đi đến Bangkok, mình đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi một thiên đường sáng tạo Đông Nam Á. Từ đó, mình luôn nung nấu ý định trở thành người đóng góp chứ không còn là người thưởng lãm nữa”.
Chàng cử nhân kinh tế Dương Anh Tuấn quyết định chuyển hướng làm graphic designer. |
Thế là chàng cử nhân kinh tế quyết định bỏ công việc tại một công ty truyền thông của Nhật, sang Singapore theo học chương trình Social Media Branding and Design tại trường Nanyang Academic of Fine Arts và ở lại làm graphic designer cho một công ty tổ chức sự kiện. Kể từ đó, nghề thiết kế gắn bó với Tuấn đến bây giờ.
Sau một năm, Tuấn chuyển sang làm thiết kế tại Tập đoàn Stellent ở Philippines. Đến 2015, vì lý do gia đình, Tuấn tạm ngưng công việc để trở về Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, Tuấn đã gia nhập cộng đồng sáng tạo Arena Multimedia để trẻ hóa tư duy và trau dồi thêm kiến thức về thiết kế cùng các bạn trẻ chung đam mê.
Tuấn (đứng giữa) và các đồng nghiệp tại Philppines. |
So với bạn bè cùng khóa, có thể nói Tuấn là một trong những đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ tài năng mới của cộng đồng sáng tạo, với một công việc thiết kế đúng sở trường của mình tại Yeah1TV ngay sau khi tốt nghiệp Arena Multimedia một thời gian ngắn.
Thành trưởng nhóm sau 3 tháng làm việc
Thất bại trong việc học để trở thành một lập trình viên, chàng trai Dương Văn Đông quyết định dấn thân vào học một lĩnh vực hoàn toàn khác - thiết kế đồ họa tại Arena Multimedia. Tuy vậy, cậu lại chọn cách giấu bố mẹ. Đến khi bị phát hiện, Đông đã phải đối diện với sự giận dữ từ gia đình.
“Dọn dẹp đồ đạc, nghỉ học về quê, không học hành gì nữa”, bố Đông lớn tiếng qua điện thoại. Lúc đó, Đông không biết nói gì mà chỉ lặng lẽ nhắn tin cho bố “Con đã sai, nhưng bố mẹ hãy cho con một cơ hội nữa. Nếu lần này không thành công, con về quê làm gì cũng được”.
Quyết định vào học tại Arena Multimedia là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chàng trai trẻ Dương Văn Đông. |
Sự im lặng của bố đã thúc đẩy Đông quyết tâm hơn trong suốt thời gian học tại Arena Multimedia. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 11/2016, Đông nhanh chóng kiếm được việc làm với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Làm được một thời gian, Đông quyết định nhảy việc qua Công ty Taka Vietnam.
Chỉ sau hơn 3 tháng thể hiện năng lực, cậu đã được tin tưởng giao vị trí trưởng nhóm thiết kế truyền thông. Đây thực sự là một bước tiến lớn trong sự nghiệp của Đông vào thời điểm đó, cũng là tiền đề cho các dự án mới tại Mysecondhome.vn mà anh cùng các cộng sự đang theo đuổi.
Có thể thấy, mỗi người "nghệ sĩ" đều có một câu chuyện riêng, và việc lựa chọn thay đổi nghề nghiệp, ngành học, “thoát ra khỏi vùng an toàn” bao giờ cũng có hai mặt. Nhưng cũng chính đam mê sẽ trở thành động lực giúp các bạn dũng cảm tiến lên để thành công.