Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Clip khoe tài sản có hàng triệu người theo dõi của cậu bé 16 tuổi

Một thiếu niên ở Bắc Kinh thu hút hàng triệu người hâm mộ chỉ sau một đêm. Nhưng những người theo dõi cậu bé 16 tuổi đã bị chỉ trích tôn thờ tiền bạc và sự giàu có quá mức.

"Fuerdai" có nghĩa là "thế hệ giàu có thứ hai", dùng để chỉ con cái của giới siêu giàu Trung Quốc. Ảnh: Business Insider.

Thiếu niên họ Yu trở nên nổi tiếng nhờ các clip ngắn trên Douyin (TikTok phiên bản tiếng Trung) từ cuối năm 2022, sau khi gắn vị trị của mình là ở Wanliu Academy - một khu dân cư cao cấp được cho có giá hơn 300.000 nhân dân tệ/m2 (44.280 USD).

Điều này đã thu hút sự chú ý của hàng triệu người. Tài khoản của Yu nhanh chóng tràn ngập hàng nghìn bình luận, trong đó nhiều người tự gọi mình là "người hầu" của chàng trai 16 tuổi, trong khi gọi anh là "ông chủ".

Một số còn để lại những bình luận dài bày tỏ tình yêu, sự khen ngợi, lòng ngưỡng mộ, theo Sixth Tone.

Những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có như Yu được mệnh danh là "fuerdai", một từ tiếng Trung có nghĩa là "thế hệ giàu có thứ hai" (phú nhị đại). Đa phần "fuerdai" trở nên nổi tiếng vì thường xuyên phô trương sự giàu có, cuộc sống xa hoa của mình lên mạng xã hội.

Những màn phô trương như vậy, tuy là chủ đề bị chỉ trích, cũng đã thu hút một lượng lớn người hâm mộ theo dõi.

thieu nien khoe giau anh 1

Ảnh cắt từ clip lan truyền cho thấy một bức tranh đắt tiền trong nhà Yu.

"Fuerdai" nổi bật như Wang Sicong (Vương Tư Thông), con trai của một tỷ phú, có hàng triệu người theo dõi, nhưng là nhân vật gây nhiều tranh cãi trong vài năm qua.

Mặc dù Yu không phô trương sự giàu có của mình, nhiều người dường như bị thu hút bởi xuất thân của anh. Một số dân mạng đã nhanh chóng chỉ trích những người hâm mộ ủng hộ các clip của Yu, nói rằng họ đang cúi đầu trước những người giàu có.

"Tôi nghĩ mình đang ở trong thời phong kiến khi rất nhiều cá nhân tự nhận mình là người hầu", một người dùng mạng xã hội Weibo viết.

Chen Xiaowei, người tranh luận trong chương trình tạp kỹ trực tuyến nổi tiếng I Can I BB, cho biết xu hướng tôn sùng tầng lớp giàu có chỉ ra rằng nhiều người không còn tin rằng mình có thể leo lên bậc thang danh vọng thông qua làm việc chăm chỉ, và cuối cùng lại thần tượng những người sinh ra đã giàu có.

"Vì vậy, khi các vụ việc tiết lộ sự bất công về cấu trúc xã hội được phơi bày, phản ứng của nhiều người không còn là tức giận, mà là ghen tị", Chen nói.

Khi châu Á già đi, người về hưu phải làm việc gấp đôi

Ở tuổi 73, Yoshihito Oonami chỉ muốn cơ thể mệt mỏi của mình được nghỉ ngơi. Nhưng thay vào đó, mỗi ngày ông đều phải thức dậy lúc 1h30 để đến làm việc ở chợ nông sản.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Lê Vy

Bạn có thể quan tâm