Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Có ai 'biết ông Thương không?'

"Ông Thương" trở thành nhân vật được nhiều Gen Z thắc mắc, tò mò về danh tính trong thời gian gần đây.

“Biết ông Thương không” là thắc mắc chung của nhiều người trẻ gần đây. Tuy nhiên, nhân vật này thực chất không tồn tại.

Tên “Thương” chỉ là chữ đầu tiên của câu hát “Thương cho tấm thân cơ hàn, ngậm ngùi lặng nhìn con đò sang ngang” trong ca khúc Tấm lòng son, được thể hiện bởi ca sĩ H-Kray và Pro.MUS.

Sau 9 tháng phát hành kể từ tháng 3/2022, bài hát bất ngờ trở thành xu hướng trên mạng xã hội. Trào lưu được đón nhận rộng rãi bởi giới trẻ, từ những video makeup “biến hình” cho đến nhảy theo điệu nhạc.

Sau khi “ông Thương” trở nên nổi tiếng, Gen Z thay thế lời bài hát trên thành câu khác sao cho phù hợp hoàn cảnh, mong muốn. Chẳng hạn, “Biết ông Thương không? Thương nào? Thương em mà không thả tim”.

Một số khác nhanh chóng sáng tạo thêm những nhân vật “mới” cùng motif - bằng cách lấy chữ đầu tiên của câu bất kỳ làm tên của nhân vật. Nhờ đó, “ông Liêm”, “ông Bảo” hay “ông Xuân”... lần lượt ra đời, đi kèm với lời bài hát hoặc câu nói tùy thích.

Hoặc gần đây nhất, câu nói trend nhất của dân văn phòng là "Biết ông Mai không? Mai nào? Mai phải đi làm".

'Độc lạ Bình Dương' là gì

Dù nhắc đến tỉnh Bình Dương, thuật ngữ không chỉ nói riêng về những sự việc, hiện tượng độc đáo xảy ra tại địa phương này.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Hồng Chang

Đồ họa: Yến Nhi

Bạn có thể quan tâm