Các chuyên gia khuyên bạn vẫn nên tiêm vaccine sau khi mắc Covid-19, tốt hơn là sau 6 tháng mắc bệnh. Ảnh: Adobestock. |
Kể từ khi Covid-19 bùng phát, các quốc gia đã nhanh chóng thúc đẩy chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng, chống dịch lây lan.
Các nhà khoa học ước tính vaccine đã ngăn được 14,4 triệu ca tử vong vì SARS-CoV-2 ở 185 quốc gia trong năm đầu tiên vaccine được tung ra thị trường, theo The Conversation.
Tuy nhiên, hiệu quả của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian. Một nghiên cứu được đăng trên JAMA Network Open vào năm 2023 nêu rằng sau một tháng tiêm vaccine, hiệu quả chống chủng delta là 79,6%. Nhưng sau 9 tháng, hiệu quả giảm xuống còn 49,7%.
Đối với omicron, hiệu quả sau một tháng và 9 tháng tiêm lần lượt là 60,4% và 13,3%.
Đó cũng là lý do liều tăng cường xuất hiện. Tiêm thêm vaccine rất quan trọng để giúp hệ thống miễn dịch có đủ khả năng để chống lại virus, đặc biệt là với những người dễ bị tổn thương trước tác động của Covid-19.
Ngoài ra, tiêm vaccine tăng cường đều đặn cũng giúp hệ miễn dịch chống lại những biến thể khác nhau của bệnh. Lý do là vaccine Covid-19 liên tục được cập nhật để nâng cấp khả năng bảo vệ cơ thể trước các chủng lưu hành. Loại vaccine mới nhất được sản xuất để chống lại biến thể omicron XBB 1.5.
Mới đây, vào đầu tháng 1, một nghiên cứu được đăng trên Scientific Reports cũng chỉ ra rằng vaccine ngừa Covid-19 giúp chống tái nhiễm tốt và lâu hơn so với những người không tiêm vaccine.
Cụ thể, nếu không tiêm vaccine, thời gian tái nhiễm trung bình là sau 6 tháng. Nhưng với những người đã tiêm 1-3 liều vaccine sau lần nhiễm bệnh đầu tiên, thời gian tái nhiễm sẽ là 14 tháng. Điều này được gọi là miễn dịch lai, hoặc miễn dịch kết hợp.
Thời điểm tiêm vaccine cũng rất quan trọng. Tiêm vaccine trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh cũng kém hiệu quả hơn so với việc chờ qua 6 tháng rồi mới tiêm.
Hiện tại, nhiều người cho rằng Covid-19 đã kết thúc từ lâu. Nhưng điều quan trọng không phải Covid-19 còn tồn tại hay không, mà là chúng ta học được gì sau đại dịch đó.
Để giảm sự lây lan của các loại virus, không riêng SARS-CoV-2, chúng ta cần đeo khẩu trang và ở nhà khi cảm thấy cơ thể không được khỏe.
Việc tiêm chủng không bắt buộc, nhưng với những người lớn tuổi, có bệnh nền và đủ điều kiện để tiêm nhắc lại thì đó là một điều tốt.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.