Lễ cưới được tổ chức vào ngày 15/5 tại thành phố Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hai nhân vật chính đứng trên sân khấu, các chị gái và anh rể của chú rể thay phiên nhau đeo những chiếc vòng, gắn nhiều tờ tiền mặt mệnh giá 100 nhân dân tệ, lên cổ cặp đôi, theo South China Morning Post.
"Những chiếc vòng đeo lên cổ họ nặng quá đi mất. Đây quả là một phong tục đáng ghen tỵ", người quay clip nói đùa.
Vị khách cho hay bố mẹ chú rể đã qua đời và các chị gái luôn chiều chuộng anh, còn người anh rể cũng rất giàu có. Các anh chị cũng là người đứng ra tổ chức đám cưới cho người em.
"Cho tiền là cách trực tiếp nhất để hỗ trợ anh ấy. Những người chị đã nghĩ ra ý tưởng tặng vòng cổ tiền nhưng giữ bí mật đến cuối để tạo bất ngờ", vị khách quay video nói thêm.
Cô dâu chú rể nhận nhiều tiền mặt từ vợ chồng những người chị gái của chú rể. |
Hình ảnh hôn lễ này cũng tạo ra cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc, về tình trạng nhiều gia đình ưu ái con trai hơn con gái. Ở trường hợp này, cha mẹ chú rể dường như liên tục sinh con cho đến khi cố được cậu con trai.
Nhiều gia đình ở Trung Quốc cũng từng có tục đặt tên cho cho gái là "zhao di", nghĩa là "mang đến một người em trai". Khi cậu con trai được sinh ra, thường được gọi là "yao zu", nghĩa là "tôn kính tổ tiên".
Dù việc ưa thích con trai ở quốc gia tỷ dân đã giảm trong những năm gần đây, đặc biệt là ở các thành phố lớn, nhưng truyền thống này vẫn tồn tại. Theo cơ quan y tế quốc gia Trung Quốc, vào năm 2022, cứ 100 bé gái mới sinh thì có 111,1 bé trai. Con số này cao hơn tỷ lệ trung bình toàn cầu là khoảng 106.
“Nếu về sau cô dâu này không sinh được con trai, liệu cô ấy có phải sống một cuộc sống khốn khổ trong bầu không khí gia đình không thoải mái không?”, một người hỏi trên Douyin.
“Tôi không 'thấm' nổi hình ảnh này. Tôi nghĩ gia đình này quá coi trọng con trai và điều đó không công bằng với những người chị. Tôi không đồng ý với cách nhìn này”, một người khác nói.
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.