Mùa lễ hội dễ khiến chúng ta cảm thấy cô đơn. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels. |
Vào mùa lễ hội cuối năm, trong khi nhiều người hào hứng với những buổi gặp gỡ, tiệc tùng, một số khác lại không hề mong muốn tham gia vào vòng tròn xã hội.
Theo Jeremy Nobel, bác sĩ tư vấn tâm lý sức khỏe cộng đồng tại Đại học Harvard (Mỹ), việc không thể hòa hợp với mọi sự kiện, lễ hội… có thể là dấu hiệu cho thấy bạn hoài nghi, lo lắng về bản thân.
Trên thực tế, nhiều người luôn cảm thấy lạc lõng trong đám đông, cho dù cố góp mặt trong các buổi tiệc cũng không khiến tâm trạng họ khá hơn.
The Wall Street Journal làm việc với các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để chỉ ra một số chiến lược giúp bạn đối phó với sự cô đơn trong mùa lễ hội.
Bạn nên xác định lý do tại sao mình cảm thấy cô đơn, thiếu sự kết nối. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels. |
Tìm ra nguyên nhân
Để giải quyết vấn đề, bước đầu tiên, bạn cần xác định đâu là lý do khiến mình luôn cảm thấy trống vắng.
Bạn có thể tự đặt các câu hỏi như:
- Tôi có cần nhiều người bên cạnh mình không?
- Tôi có muốn kết nối nhiều hơn với những người khác không?
- Tôi có cần tránh xa những người làm tôi có cảm giác cô đơn không?
Tiến sĩ Nobel, người điều hành Project UnLonely, một dự án phi lợi nhuận nhằm chống lại cảm giác cô lập, cho biết việc tò mò về sự đơn độc của bản thân sẽ giúp bạn biết mình cần gì và có được sự điều chỉnh phù hợp về sau.
Tự động viên chính mình là việc đơn giản giúp bạn vượt qua cảm giác đơn độc. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels. |
An ủi chính mình
Bạn có thể tự nhắc nhở rằng những người khác có thể cũng đang cô đơn như mình.
Bạn không nên cảm thấy tổn thương vì những cảm giác đó. Hãy tìm những cuốn sách, bài hát hay một bộ phim chia sẻ về những câu chuyện của những người đương đầu với sự đơn độc của chính họ.
Bạn đừng để đầu óc phải suy nghĩ quá nhiều. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels. |
Hãy để mọi thứ ra khỏi đầu
Khi cô đơn, bạn thường có xu hướng trầm ngâm, tự suy nghĩ rằng không ai quan tâm đến mình.
Điều này khiến bạn càng xa cách với những mối quan hệ xung quanh.
Để phá vỡ vòng luẩn quẩn này, Elizabeth Pinel, giáo sư khoa học tâm lý tại Đại học Vermont, khuyên bạn nên làm những việc khác để cơ thể ngừng suy nghĩ quá nhiều.
Theo đó, bạn có thể thiền, đi dạo, chơi đùa với thú cưng hay bất cứ hoạt động nào khiến bạn thoải mái về tinh thần.
Bạn có quyền tưởng tượng những gì mình kỳ vọng, mong muốn. Ảnh: Cottonbro Studio/Pexels. |
Tưởng tượng về sự kết nối
Bạn có thể hình dung những gì bạn mong muốn ở mùa lễ hội, kỳ vọng về các mối quan hệ.
Sau đó, bạn có thể viết những điều mình muốn ra giấy, hoặc vẽ tranh, viết blog... để giải tỏa.
"Nghệ thuật là một liều thuốc trị liệu tâm lý rất tốt, sẽ giúp bạn giảm bớt sự cô đơn, buồn chán. Vẽ vời, sáng tác sẽ khiến bạn bận rộn, giúp bạn cảm nhận được quyền tự chủ cá nhân", tiến sĩ Nobel nói thêm.
Các hoạt động sẽ khiến bạn gắn kết hơn với mọi người. Ảnh: Anna Tarazevich/Pexels. |
Gắn kết bằng những hoạt động
Các nghiên cứu chỉ ra việc chia sẻ những trải nghiệm với một người có cùng quan điểm hoặc đã có trải nghiệm tương tự là điều tuyệt vời.
Vì vậy, bạn đừng chỉ ngồi yên tại chỗ trên bàn tiệc, hãy tương tác, trò chuyện, làm bếp, dọn dẹp cùng nhau để tìm thấy sự kết nối.
Đừng chờ đợi người khác chủ động với bạn. Ảnh: Taryn Elliott/Pexels. |
Đừng chờ đợi
Đôi khi, bạn cho rằng người khác đã quên mình. Thay vì chờ đợi họ chủ động, bạn có thể là người liên hệ trước. Bên cạnh đó, hãy chia sẻ những cảm xúc của bạn.
Điều này đặc biệt có ích khi bạn chọn nói ra tất cả.
Hãy dừng việc nằm dài trên sofa, thay vào đó hãy gọi, gửi email cho những người thân của bạn, tâm sự về mùa lễ hội và nói những cảm giác bạn đang trải qua.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.