Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Mâu thuẫn tài chính của hai người yêu nhau trong mùa lễ hội

Theo chuyên gia tâm lý, không có gì lạ khi một đôi nảy sinh tranh luận về tiền bạc, chi tiêu trong mùa lễ cuối năm. Những bữa tiệc, món quà khiến mỗi người đều cần tốn kém.

Bạn và nửa kia cần lắng nghe, thỏa hiệp để có kế hoạch chi tiêu phù hợp mùa lễ hội. Ảnh: Nguyễn Văn Minh Vương/Pexels.

Vào mùa lễ hội cuối năm, bạn có thể sẽ phải tham gia nhiều buổi tiệc hơn, cũng cần chi số tiền không nhỏ cho quà cáp dành tặng bạn bè hoặc các thành viên trong gia đình. Người yêu của bạn cũng vậy. Vấn đề tài chính sẽ trở nên khó khăn hơn, đặc biệt khi hai bạn dùng chung quỹ tiền bạc.

Theo Psychology Today, không có gì lạ khi việc chi tiêu mùa lễ lại làm các đôi trẻ mệt mỏi và xảy ra mâu thuẫn. Để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia đưa ra một vài lời khuyên, giúp bạn và nửa kia đối mặt với áp lực tài chính một cách nhẹ nhàng hơn.

tai chinh dip nghi le anh 1tai chinh dip nghi le anh 2
tai chinh dip nghi le anh 3

Nhiều cặp cho rằng vấn đề tài chính chính là ngòi nổ của mâu thuẫn. Ảnh: Antoni Shkraba/Pexels.

Lắng nghe và chia sẻ

Tranh luận về tài chính là một trong những chủ đề gây căng thẳng nhất.

Trên thực tế, cuộc khảo sát về mức độ áp lực do APA (Hiệp hội Tâm lý học Mỹ) thực hiện vào năm 2014 cho thấy gần 1/3 số người trưởng thành khẳng định tiền nong chính là ngòi nổ tạo nên xung đột trong các mối quan hệ yêu đương.

Để tháo gỡ mâu thuẫn, điều đầu tiên, các cặp phải học cách thảo luận về tài chính và cả cách truyền đạt sao cho nửa kia dễ dàng thấu hiểu, không gây mất lòng.

Theo đó, bạn và người yêu hãy ngồi lại, lên kế hoạch về những gì đã hoặc sẽ mua sắm dựa theo thực tế tình hình tài chính của mỗi cá nhân, đồng thời liệt kê khoản được chi trả riêng và chung.

Điều này sẽ suôn sẻ hơn nếu hai bạn có cùng quan điểm trong việc chi tiền. Nhưng nếu bạn và họ có kỳ vọng khác nhau, hãy dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe đối phương. Rõ ràng, mỗi người lại có cách dùng tiền khác nhau và bạn không thể phán xét.

Một số người coi tiền là công cụ mang đến cuộc sống đầy trải nghiệm, còn số khác lại dùng tiền để cảm thấy an toàn và là mục tiêu để họ theo đuổi.

tai chinh dip nghi le anh 4tai chinh dip nghi le anh 5
tai chinh dip nghi le anh 6

Việc thấu hiểu và thỏa hiệp là rất quan trọng khi các cặp giải quyết mâu thuẫn tài chính mùa lễ hội. Ảnh: Helena Lopes/Pexels.

Thỏa hiệp và lập kế hoạch

Có lẽ bạn muốn được nhận những món quà Giáng sinh hoành tráng, hoặc trang trí nhà cửa thật đẹp cho dịp năm mới.

Tuy nhiên, khi ở trong một mối quan hệ, có thể bạn sẽ phải suy nghĩ lại về điều đó bởi nửa kia lại muốn dành tiền cho chuyến thăm người thân.

Để có thể tránh được mâu thuẫn, hai bạn cần lên kế hoạch cho mọi thứ trước khi quẹt thẻ hoặc chi tiền. Bước đầu tiên là tính toán lại số tiền mà cả hai đang sở hữu:

  • Tạo ngân sách trong bảng tính để theo dõi tiền vào và tiền ra
  • Đánh giá tất cả các khoản nợ của cả hai và lập kế hoạch để giải quyết chúng
  • Kiểm kê tất cả các chi phí và hóa đơn định kỳ của bạn
  • Theo dõi những gì được chi tiêu hàng tháng
  • Cùng nhau thảo luận về ngân sách hàng tuần hoặc hàng tháng và tìm cách duy trì
  • Lên bảng kế hoạch những thứ cần chi trả cho dịp lễ, biếu tặng người thân...

Sau khi có kế hoạch, bạn và người yêu nên thỏa hiệp, bàn bạc để cho ra phương án chi tiêu vừa ý đôi bên. Một cuộc thỏa thuận thành công là khi cả hai đều có chút tiếc nuối. Khi đã cùng nhau bước vào mối quan hệ, hai bạn cần thấu hiểu điều này và nhượng bộ một chút mong muốn của mình dành cho đối phương.

Nếu chỉ một người hoàn toàn được đáp ứng nguyện vọng, người kia sẽ phải chịu áp lực rất lớn và điều đó rõ ràng không công bằng. Tốt hơn hết, cả hai cần vì sự vui vẻ, hài lòng chung để có được biện pháp tiêu dùng ổn thỏa.

Sắm Tết chừng mực để năm mới tránh nợ nần

Nhiều bạn trẻ thích tiêu xài tùy hứng, thậm chí vay mượn để sắm sửa trong giai đoạn cuối năm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cảnh rỗng ví khi vừa bước sang năm mới.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Hoàng Vân

Bạn có thể quan tâm