Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái Indonesia mắc hội chứng hiếm, có thể ngủ liền 13 ngày

Echa (17 tuổi, Indonesia) thỉnh thoảng thiếp đi trong nhiều ngày liên tiếp và được mệnh danh là “cô gái ngủ trong rừng ngoài đời thực”.

Echa, đến từ thành phố Banjarmasin, vùng Nam Kalimantan của Indonesia, lần đầu xuất hiện trên mặt báo vào năm 2017, khi các hãng thông tấn quốc gia đưa tin cô ngủ 13 ngày liên tục, theo Oddity Central.

Echa thường ngủ khoảng 1,5 ngày một lần. Nhưng tuần trước, cô bất ngờ chìm vào giấc ngủ sâu.

Bố mẹ Echa đưa con gái đến Bệnh viện Ansari Saleh ở địa phương để kiểm tra song các xét nghiệm của cô đều bình thường. Cô gái 17 tuổi cuối cùng tỉnh dậy sau 9 ngày, sức khỏe còn yếu.

co gai ngu lien 13 ngay anh 1

Echa vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ kéo dài 9 ngày. Ảnh: Detik.

Nguyên nhân gây ra giấc ngủ dài bất thường của Echa được cho là hội chứng ngủ nhiều (hypersomnia). Đây là chứng bệnh thần kinh rất hiếm gặp, khiến người bệnh cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngày và có thể thiếp đi trong thời gian dài.

Hội chứng ngủ nhiều rất đa dạng và có thể bắt nguồn từ tổn thương thần kinh, các yếu tố di truyền, chấn thương thể chất hoặc cảm xúc.

Mulyadi, bố của Echa, nói với tờ Tribunn rằng ông đã thử đánh thức con gái nhiều lần nhưng vô ích. Điều thú vị là Echa có thể nhai và nuốt thức ăn trong khi ngủ nếu được bón.

Theo Mulyadi, mỗi khi Echa có biểu hiện bồn chồn giống như cần đi vệ sinh, người nhà sẽ đưa cô vào nhà tắm.

Hội chứng ngủ nhiều hiện chưa có cách chữa trị. Bố mẹ của Echa hy vọng các triệu chứng của con gái ít nhất được kiểm soát tốt hơn để cô có thể tận hưởng cuộc sống gần như bình thường.

co gai ngu lien 13 ngay anh 2

Hội chứng ngủ nhiều có thể khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái ngủ sâu trong nhiều ngày. Ảnh: Shutterstock.

Trên thế giới, Sharik Tovar (19 tuổi, đến từ Colombia) từng được nhắc đến nhiều trên truyền thông khi chìm vào giấc ngủ có thể kéo dài cả ngày, hàng tuần, thậm chí 2 tháng. Mỗi lần tỉnh dậy, cô thường tạm thời quên đi khuôn mặt của chính mẹ đẻ, theo Live Science.

Tovar là một trong số ít người mắc hội chứng hiếm gặp Kleine-Levin hay “Người đẹp ngủ trong rừng”, ước tính biểu hiện ở 1-5 người trên 1 triệu người, theo nguồn tin lâm sàng UpToDate.

Theo Tổ chức Quốc gia về Rối loạn Hiếm muộn, người mắc hội chứng có này thể được đánh thức sau vài ngày và thỉnh thoảng có thể tự thức dậy để ăn hoặc đi vệ sinh.

‘Tôi có 100 triệu chứng khi mắc Covid-19’

Dù tính mạng không còn bị đe dọa, Anne E. Wallace, giáo sư người Mỹ, vẫn bị các cơn đau dai dẳng hành hạ cơ thể, theo HuffPost.

Thiên Nhi

Bạn có thể quan tâm