Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái khuyết tật 21 lần giành huy chương vàng

Cơn sốt lúc 3 tuổi khiến Nguyễn Thị Sa Ri bị khuyết tật đôi chân. Thế nhưng, cô gái trẻ đã làm nên những kỳ tích, trong 21 huy chương vàng cô đạt được, có 3 chiếc tại thế vận hội Đông Nam Á.

Cô gái khuyết tật 21 lần giành huy chương vàng

Cơn sốt lúc 3 tuổi khiến Nguyễn Thị Sa Ri bị khuyết tật đôi chân. Thế nhưng, cô gái trẻ đã làm nên những kỳ tích, trong 21 huy chương vàng cô đạt được, có 3 chiếc tại thế vận hội Đông Nam Á.

Sa Ri hiện 28 tuổi, cô quê Cần Đước, Long An. Ngày bé, khi bị mất khả năng đi lại, Sa Ri có thất vọng nhưng không mất hết hy vọng. Khao khát đi học, 9 tuổi Sa Ri bắt đầu đến trường bằng đôi chân chị gái. Rồi đi học bằng xe lăn, hết lớp 12 Sa Ri đi học nghề ở Sài Gòn. Nhưng khao khát lớn của Sa Ri vẫn được làm một sinh viên.

Một lần đi xin việc, Sa Ri gặp bác Trần Hoàng Minh, chủ gia đình Mùa Xuân, nơi giúp đỡ những người khuyết tật. “Thấy Sa Ri muốn đi học đại học, tôi khuyên Sa Ri đi tập luyện thể thao để thi đấu, có huy chương có tiền thưởng để đóng học phí”, bác Hoàng Minh nhớ lại.

Và Sa Ri chọn bơi lội. Đó là năm 2007, đôi chân tật nguyền lần đầu tiên xuống nước tập bơi. Khó khăn hơn người thường rất nhiều nhưng chỉ 6 ngày tập luyện, cô đã bơi được 50m. Ba tháng sau đi thi bơi toàn quốc ở Huế, Sa Ri gặt hái được ba huy chương vàng.

Gia đình Mùa Xuân của Sa Ri ở quận Tân Phú ngoài những hoa xoắn giấy, hoa đất sét, quần áo… do người khuyết tật gia công còn rất nhiều huy chương, bằng khen treo trên tường. “Nhiều nhất là của Sa Ri”. Bác Hoàng Minh khoe. Người cha của 30 đứa con khuyết tật, ngoài 70 tuổi nhưng vẫn nhớ rõ từng chiếc huy chương Sa Ri đạt được. 21 huy chương vàng cả trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật nhất là ba huy chương vàng Paragames 5 (Đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực Đông Nam Á) tại Malaysia cùng danh hiệu vận động viên xuất sắc nhất Paragames 5.

Sa Ri tâm sự: “Nhờ có huy chương, thành tích nên mình có học phí đi học, mình chọn học tiếng Anh để giao tiếp nhất là những lúc ra nước ngoài thi đấu. Mình vừa tốt nghiệp ở trường. Thời gian trôi nhanh quá”.

Tốt nghiệp, lại thêm một nấc tháng được cô gái khuyết tật bước qua để đi lên nấc thang mới còn đầy chông gai phía trước. Chưa biết sẽ ra sao nhưng chắc chắn Sa Ri vẫn cứ bước đi như cô từng bước qua mọi khó khăn suốt 28 năm qua.

Dưới đây là hình ảnh cuộc sống trong một ngày của Sa Ri:

Gia đình Mùa Xuân, nơi Sa Ri sống là nơi ở của 30 con người khuyết tật do bác Trần Hoàng Minh lập nên. Đó là một căn nhà thuê với giá 4 triệu, những người khuyết tật cùng nhau gia công các sản phẩm hoa xoắn giấy, tranh thêu, may mặc… trong gia đình
 Một ngày của Sa Ri cũng như nhiều người trong gia đình bắt đầu từ lịch trực phòng, đi chợ, nấu ăn.
Người dân ở chợ nhỏ gần gia đình Mùa Xuân đã qua quen thuộc với hình ảnh cô gái trên xe lăn đi chợ.
Bữa ăn đạm bạc với khẩu phần chủ yếu là rau.
 Những ngày không đi học, Sa Ri tập luyện thể lực bằng cách keo dây ngay tại nhà.
Sau đó bác Hoàng Minh chở Sa Ri ra hồ bơi để tập luyện.
 Đều đặn Sa Ri ra hồ bơi tập luyện để giữ vững phong độ. Cô được miễn phíhoàn toàn chi phí tập luyện.
 Nhờ những nỗ lực trong bơi lội, nên Sa Ri đã gặt hái được nhiều thành tích.
 Trong nhà, có hẳn một tủ riêng để Sa Ri treo huy chương.
Tập luyện, học và làm việc. Sa Ri làm nghề dán tranh xoắn giấy, mỗi bức tranh có giá từ vài chục đến trăm ngàn. Hàng tháng Sa Ri kiếm được hơn 300. 000 đồng và đóng 250.000 đồng vào quỹ gia đình.
 Sau giờ làm, Sa Ri bắt đầu học. Chiếc laptop đến từ số tiền thưởng sau những chiếc huy chương giúp Sa Ri học tốt tiếng Anh.
 Những thành tích đạt được ngày hôm nay, ngoài nỗ lực từ bản thân thì còn có sự góp sức rất nhiều của bác Hoàng Minh, người mà Sa Ri xem như cha mình.

NHƯ QUỲNH

Theo Infonet

NHƯ QUỲNH

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm