Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái ở TP.HCM đi cấp cứu sau cơn đau bụng lạ vào buổi sáng

Sau khi đi tiêu ra máu có màu đỏ bầm và phân đen, cô gái ngất xỉu và được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bệnh nhân tái khám vết mổ sau khi xuất viện. Ảnh: Nguyễn Thuận.

Ngày 10/10, bác sĩ chuyên khoa I Vũ Lộc, khoa Ngoại tiêu hoá, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết nữ bệnh nhân B.T.T.L., 21 tuổi, ngụ Đồng Tháp, đang là sinh viên tại một trường ở TP.HCM, được đưa đến cấp cứu trong tình trạng xuất huyết tiêu hoá dưới ồ ạt.

Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ nhanh chóng hồi sức cho bệnh nhân và tổ chức hội chẩn với các chuyên khoa.

Theo chia sẻ của người bệnh, khi ngủ dậy thấy đau bụng muốn đi vệ sinh. Khi đi tiêu, bệnh nhân thấy máu chảy thành dòng, đậm màu, sau đó ngất xỉu. Cô gái được bạn cùng phòng đưa vào Bệnh viện Thống Nhất. Trước đó một ngày, bệnh nhân cảm thấy đau bụng âm ỉ, không có biểu hiện bất thường.

Bác sĩ Lộc cho hay thông thường, với những ca đi tiêu ra máu và phân đen, thường được chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá trên. Do đó, bệnh nhân được chỉ định nội soi dạ dày, chụp CT bụng có cản quang để đánh giá vị trí chảy máu.

Tuy nhiên, trong quá trình nội soi, bác sĩ không phát hiện chảy máu ở dạ dày. Trong khi đó, kết quả chụp CT phát hiện dị dạng mạch máu gây chảy máu, có tình trạng thoát mạch trong lòng ruột.

Ê-kíp can thiệp mạch tạng kiểm tra và phát hiện dị dạng mạch máu ở ruột non. Trong quá trình chụp can thiệp, ê-kíp thấy máu vẫn tiếp tục chảy, vị trí dị dạng rất to, không thể can thiệp mạch trực tiếp.

"Ruột non có chiều dài 4-5 m, mổ bụng thám sát để xác định vị trí chảy máu gần như là không thể", bác sĩ Lộc nói.

Vì vậy, các bác sĩ quyết định thả một coil (vòng xoắn kim loại) - một dụng cụ dùng trong tắc mạch, vào vị trí chảy máu và chuyển cấp cứu ngay lập tức.

Nhờ bước thả coil trước đó, bác sĩ chụp C-Arm (X-quang trong phòng mổ) thấy được vị trí của coil trên mạc treo ruột non, xác định đúng vị trí chảy máu. Ê-kíp tiến hành phẫu thuật kiểm tra vị trí này, cắt đoạn đoạn ruột có tổn thương mạch máu và nối lại. Cuộc mổ diễn ra rất nhanh, chỉ trong vòng 1 giờ.

Chỉ cần 3-4 giờ sau mổ, da bệnh nhân đã hồng hào lại, tỉnh táo và xuất viện sau 5 ngày.

Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Hữu Đức, Trưởng khoa Ngoại tiêu hoá, cho biết khi can thiệp, ê-kíp xác định có đến 3 vị trí chảy máu.

Trong xuất huyết ruột non, điều khó nhất là xác định đúng vị trí chảy máu. Có trường hợp mổ nhưng không xác định được vị trí chảy máu, bác sĩ phải dùng ống soi của dạ dày, soi từng đoạn ruột để tìm nơi chảy máu.

Những trường hợp xuất huyết tiêu hoá, có 50% là xuất huyết tiêu hoá trên, 40% là xuất huyết tiêu hoá dưới, chỉ có 10% xuất huyết ở ruột non.

Xuất huyết ở ruột non có nhiều nguyên nhân như có khối u, viêm, loét, dị dạng mạch máu. Trong đó, dị dạng mạch máu chỉ chiếm 1-2%, nó xuất hiện bất thường và không tìm được nguyên nhân.

"Đây là bệnh hiếm. Những trường hợp bị xuất huyết ruột non, nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng vì mất máu nhiều", bác sĩ Đức chia sẻ.

Theo bác sĩ Đức, bệnh này thường không có triệu chứng ban đầu, rất khó phát hiện. Thông thường khi bệnh nhân đi tiêu ra máu, đến bệnh viện kiểm tra mới phát hiện.

Nếu bệnh nhân bị dị dạng mạch máu to, chỉ trong vòng 5-6 giờ có thể chảy hết máu và ngưng tim.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Hay đi chân đất, người phụ nữ ở TP.HCM nhiễm khuẩn 'ăn thịt người'

Sau 3 ngày sốt cao và khó thở, người phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch hô hào cấp, do viêm phổi nặng.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm