Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô gái quỳ khóc, cầu xin người phụ nữ trả lại tiền đánh rơi

Hành vi nhặt được của rơi nhưng nhất quyết không trả lại của người phụ nữ lớn tuổi khiến hàng triệu người Trung Quốc phẫn nộ.

Quá bất lực, nữ sinh đành quỳ gối cầu xin người phụ nữ trả lại số tiền của mình. Ảnh: Weibo.

Một video ghi lại cảnh nữ sinh trung học quỳ xuống đất, khóc lóc và cầu xin người phụ nữ lạ mặt trả lại 200 NDT (30 USD) mà bà nhặt được của cô bé đã lan truyền khắp mạng xã hội Trung Quốc.

Người bạn đi cùng cô bé, là một nữ sinh khác, cũng lớn tiếng tranh cãi nhằm đòi tiền. Cả hai đều nói rằng họ nhìn thấy bà đã nhặt số tiền họ làm mất.

Nhưng người phụ nữ dửng dưng đáp lại: “Ai nhặt được là của người đó”, Xiaoran Video đưa tin.

Trung Quoc anh 1

Đến khi nhiều người qua đường can thiệp, người phụ nữ mới chịu trả lại 30 USD mà nữ sinh trung học đánh rơi. Ảnh: Weibo.

Một số người qua đường đề nghị cô bé nên liên lạc với cha mẹ, nhưng nữ sinh gào lên một cách đau khổ rằng cô bé không sống cùng họ. Thay vào đó, cô sống cùng ông bà trong khi cha mẹ làm việc ở một thành phố khác. 200 NDT kia là toàn bộ khoản tiền tiêu vặt trong tuần của cô.

“Hãy làm ơn trả lại. Số tiền đó rất cần thiết đối với cháu”, cô gái trẻ khẩn khoản cầu xin.

Người đàn ông quay video này cũng khẳng định anh cũng chứng kiến người phụ nữ lớn tuổi đã nhặt được số tiền đánh rơi.

Trung Quoc anh 2

Hành vị nhặt được tiền nhưng không trả lại của người phụ nữ (áo đen) khiến cộng đồng mạng Trung Quốc phẫn nộ. Ảnh: Weibo.

“Việc bà phải trả lại khoản tiền đó cho cô bé là điều không phải bàn cãi. Ngay cả khi đó là 1.000 NDT, bà vẫn phải đưa cho nữ sinh này, chứ đừng nói là 200 NDT”, anh nói.

Cuối cùng, trước sức ép của những người xung quanh, người phụ nữ đã trả lại tiền cho nữ sinh trung học.

Đoạn clip nhanh chóng thu hút hơn 30 triệu lượt xem trên mạng xã hội, đồng thời kéo theo một làn sóng chỉ trích hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại người đánh mất của người phụ nữ lớn tuổi kia.

“Người phụ nữ này thật không có lương tâm. Bà ta nhặt được tiền nhưng từ chối trả lại, có khác nào là một tên cướp”, một người bình luận.

Trong một vụ việc tương tự xảy ra vào tháng trước, một nhân viên dọn dẹp tại một nhà hàng ở tỉnh Liêu Ninh bị sa thải chỉ vì giao nộp số tiền 20.000 NDT của một vị khách bỏ quên cho phía cảnh sát.

Quản lý, người đưa ra quyết định sa thải, khẳng định rằng đáng lẽ số tiền đó thuộc về nhà hàng.

Câu chuyện của cô thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng mạng và nhận được vô số lời khen ngợi vì sự trung thực của mình. Chính quyền địa phương cũng đã cam kết sẽ giúp nhân viên dọn dẹp này tìm một công việc mới.

Những bà mẹ Trung Quốc ở cữ tại khách sạn, trốn khỏi nhà chồng

Ngoài dịch vụ hậu sản, những phụ nữ lựa chọn ở cữ tại "khách sạn phụ sản" còn mong muốn thoát khỏi sự can thiệp quá mức của người thân, họ hàng trong việc nuôi dạy con.

Bài hát lớn lên cùng con

Cuốn sách là ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác. Có thể kể đến những cái tên như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; bài Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt; bài Chúng em là học sinh lớp Một quen thuộc, được hát ở bao trường tiểu học. Ngoài ra, những bài như Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.

Ánh Dương

Bạn có thể quan tâm