Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cô giáo Lê Na mắng học viên: Khi thầy cô quyền lực

Clip gần 8 phút quay cô giáo cung Bọ Cạp Lê Na mắng học viên tại trung tâm tiếng Anh cho thấy, xã hội chúng ta thiếu nền tảng văn hóa tranh luận trầm trọng.

Một trong những nguyên nhân của nó bắt nguồn từ trường học và giáo dục - nơi thầy cô là một thế lực.

Bao năm qua trong trường học Việt Nam mặc định chân lý thầy cô không bao giờ sai. Điều này không chỉ cho thấy yếu kém của một bộ phận thầy cô về chuyên môn, mà còn nói lên sự thiếu vắng tính nhân bản của việc giáo dục con người.

Cô giáo Lê Na: 'Tôi rút ra nhiều bài học sau vụ việc'

10h hôm nay, cô giáo Lê Na gặp gỡ phóng viên để nói về clip mâu thuẫn với học viên, khiến cộng đồng mạng xôn xao thời gian qua.

Ở phương Tây, cụ thể tại Mỹ, tiết học Văn sẽ được coi là thất bại nếu giáo viên không tạo ra bất kỳ ý kiến trái chiều nào. Bản thân cách dạy và truyền đạt nội dung của giáo viên đã phải có trong đó ý kiến "nóng" - những luận điểm gợi mở sự tranh luận (thought - provoking). 

Học trò nhất định phải suy nghĩ. 

Đây là điểm cực quan trọng, vì nó mở ra những hướng tiếp cận vấn đề khác nhau. Nó không chỉ để đi tìm sự thật của vấn đề nào đó, mà còn tạo ra hướng đào sâu, nghiên cứu cho học sinh.

Việc học sinh đưa ra ý kiến trái chiều không chỉ cần được chào đón, mà còn cần được thầy cô tranh luận trở lại. Các tranh luận của giáo viên với nền tảng cao hơn về kiến thức và trải nghiệm mới là thứ quý giá học trò nhận được sau bài học. Đó là lớp quặng được cả thầy và trò khai thác và họ trân trọng nhau.

Tại trường học Việt Nam, một số thầy cô cho rằng, thừa nhận mình sai hay có thể sai được xem như nhục nhã. Đây là điều vô cùng đáng buồn và chừng nào điều đáng buồn này còn tồn tại thì chúng ta đừng mong giáo dục phát triển, từ đơn vị lớp học.

Nhìn sang những nước phát triển về giáo dục, giáo viên không chỉ sẵn lòng nhận sai mà họ còn dũng cảm nói: Đây là vấn đề tôi không biết và tôi sẽ nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu nó. Thừa nhận này ở tầm cao văn hóa và tri thức khi giáo viên dám nhận dốt.

Là giáo viên giảng dạy gần 20 năm, điều tôi mừng vui nhất là khi có thể buông tay không phải dắt học trò, để các em tự đi tìm kiến thức cho mình. Khi đó, 2 tình huống hoàn toàn có thể xảy ra mà chúng ta, với tư cách nhà giáo, phải chào đón.

1. Học trò có các ý kiến khác và trái ngược.

2. Học trò sẽ giỏi hơn mình về một mảng kiến thức cụ thể.

Thế nhưng thực tế cho thấy, hàng ngày, hàng giờ, trong các lớp học của chúng ta, các ý kiến trái chiều của học sinh bị thầy cô phớt lờ.

Có ai nhận ra không, cho dù chúng ta nhìn thấy?

Cô giáo Lê Na và chuyện 'ném đá' của cộng đồng mạng

TS Vũ Thu Hương, khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội, chia sẻ quan điểm với Zing.vn xung quanh clip cô giáo Lê Na mâu thuẫn với học sinh gây xôn xao.

Nguyễn Tuấn Hải

Nhà sáng lập Eton Grammar School

Bạn có thể quan tâm