Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cờ lục sắc lỗi thời khi ngành thời trang cố ủng hộ cộng đồng LGBT

Các thương hiệu thời trang ra mắt bộ sưu tập chủ đề "Tự hào" vào tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, những sản phẩm này bị nhiều thành viên cộng đồng LGBTQIA+ phản đối.

Tháng 6 hàng năm được coi là Pride Month (Tháng Tự hào) tôn vinh cộng đồng LGBTQIA+. Trong thời điểm này, nhiều thương hiệu thời trang ra mắt bộ sưu tập với họa tiết cầu vồng.

Đây là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề mà cộng đồng người có khuynh hướng tính dục phi truyền thống phải đối mặt. Tuy nhiên, nhiều thành viên trong cộng đồng này tỏ ra băn khoăn về sự tính toán của các nhà mốt.

Theo nhà văn - diễn giả chuyển giới Eli Erlick, đây là cơ hội tiếp thị cho các doanh nghiệp thời trang lớn. Nhiều cá nhân, tổ chức đang nỗ lực để thay đổi điều này.

Không chỉ là cầu vồng

Tháng Tự hào bắt nguồn từ cuộc bạo loạn Stonewall năm 1969, khi những thành viên thuộc cộng đồng LGBTQIA+ sống tại Greenwich, New York dẫn đầu một cuộc biểu tình kéo dài 6 ngày.

Đến nay, tháng Tự hào là một dịp kỷ niệm trên toàn thế giới. Tới tháng 6 hàng năm, chúng ta cùng tôn vinh cộng đồng người có xu hướng tính dục phi truyền thống và đề cao nỗ lực của họ trong việc giành quyền bình đẳng.

Cũng thời điểm này, nhiều doanh nghiệp phát hành sản phẩm liên quan đến cộng đồng LGBTQIA+. Tuy nhiên, các sản phẩm này hầu hết chỉ sử dụng hình ảnh lá cờ cầu vồng.

Người sáng tạo nội dung Madison Werner cho rằng các công ty không nên phát triển sản phẩm theo một mô-típ cũ. Điều này không thể hiện được sự đa dạng của cộng đồng người có khuynh hướng tính dục phi truyền thống.

thoi trang LGBTQIA+ anh 1

Đồ thể thao trong bộ sưu tập "Love is Love" ra mắt năm 2022 của thương hiệu Alo Yoga ủng hộ cộng đồng LGBTQIA+. Ảnh: Alo Yoga.

Nhà tạo mẫu chuyển giới Ziggy Mack-Johnson nói: "Tôi luôn cố gắng tránh xa hình ảnh lá cờ cầu vồng, nó đã lỗi thời. Cộng đồng của tôi còn nhiều biểu tượng khác".

Mỗi khi hợp tác với một thương hiệu hoặc mua sản phẩm từ bộ sưu tập chủ đề "Tự hào", Werner luôn tìm hiểu sứ mệnh và những hoạt động công ty đã thực hiện cho cộng đồng LGBTQIA+.

"Tôi luôn muốn đảm bảo những họa tiết, ngôn ngữ họ đang sử dụng phản ánh trung thực thế giới chúng ta đang sống", cô nói.

Werner cũng bày tỏ mong muốn người tiêu dùng chú ý đến cách thức một thương hiệu ủng hộ cộng đồng LGBTQIA+. Liệu họ có chỉ hô hào biểu ngữ trong tháng Tự hào hay không?

Werner cũng đề cao những thiết kế thời trang có tính ứng dụng cao. Đó là trang phục cô có thể tiếp tục mặc sau tháng Tự hào. Trong bộ sưu tập mới nhất, Alo Yoga đã công bố những bộ đồ thể thao đặc trưng của hãng với biểu tượng cầu vồng nhỏ.

Theo Mack-Johnson, các thương hiệu như COS, Ralph Lauren và UGG cũng làm tốt điều này trong năm nay. Thiết kế của các hãng này phản ánh cuộc sống thường ngày của những người thuộc cộng đồng LGBTQIA+.

Không chỉ tháng 6 mới cần đồng hành

Khi hành vi quấy rối và lăng mạ cộng đồng LGBTQIA+ vẫn diễn ra khắp nơi trên thế giới, các khoản quyên góp từ lợi nhuận của những bộ sưu tập theo chủ đề "Tự hào" giúp các tổ chức bảo vệ người có xu hướng tính dục phi truyền thống tiếp tục hoạt động.

Là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc ngăn chặn người trẻ thuộc cộng đồng LGBTQIA+ tự tử, Trevor đã hợp tác với các thương hiệu thời trang như Avre, kính mắt Vogue, Guess, Nautica, UGG và Dolce Vita để gây quỹ.

thoi trang LGBTQIA+ anh 2

Áo phông trong bộ sưu tập "Love for All" của thương hiệu thời trang COS ra mắt năm 2022. Ảnh: COS.

Kevin Wong, phó chủ tịch truyền thông của tổ chức Trevor cho biết: "Quan hệ đối tác của chúng tôi phải xây dựng trên tầm nhìn chung về một môi trường an toàn hơn cho người có khuynh hướng tính dục phi truyền thống. Các nhãn hàng muốn hợp tác phải cam kết đồng hành cùng cộng đồng LGBTQIA+ quanh năm".

Theo diễn giả Erlick, các công ty có thể phát hành những sản phẩm đột phá chủ đề "Tự hào" bằng cách kết hợp với những tổ chức nhỏ. Hiện nay, các tổ chức nhỏ ủng hộ người có xu hướng tính dục phi truyền thống không nhận được nhiều sự hỗ trợ và quyên góp từ thương hiệu thời trang.

Người thuộc cộng đồng LGBTQIA+ đang phải đối mặt với dự luật "Không tự nhận đồng tính" của bang Florida và chính sách chống chuyển giới được ban hành khắp đất nước Mỹ. Người sáng tạo nội dung Ivanka Dekoning cho rằng thời trang cũng có thể giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này.

"Đây là xu hướng tích cực bởi chúng ta cần duy trì hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người có xu hướng tính dục phi truyền thống. Tuy nhiên, các thương hiệu thời trang cần học hỏi và rút kinh nghiệm. Thu hút những thành viên thuộc cộng đồng LGBTQIA+ tham gia sản xuất và giới thiệu sản phẩm cũng là một cách", Dekoning nói.

Đặt lịch trang điểm lúc nửa đêm, mờ sáng để dự tiệc cuối năm

Gần đến tiệc tất niên tại công ty, Minh Hiền vẫn chưa đặt được lịch trang điểm, làm tóc. Cô cho biết đây là tình trạng chung của nhiều đồng nghiệp.

Lifestyle gửi đến độc giả gợi ý về sách hay, phong cách đọc hiện đại của giới trẻ, đặc biệt là Gen Z. Ngoài ra, những người mê đọc sách cũng có thể khám phá thêm góc nhìn của các gương mặt trẻ nổi bật về lựa chọn đọc sách.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm