Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Cò' nhà trọ giăng bẫy sinh viên

Không ít sinh viên ra thành phố học tập đã mất tiền mà không biết kêu ai vì môi giới.

Tiền mất, nhà trọ không thuê được

Đầu năm hai, Lan Anh (sinh năm 1995, sinh viên lớp TCY2A3 trường Trung cấp Y Tuệ Tĩnh Thanh Hóa) đi tìm phòng trọ mới. Sau hơn một tuần “soi” mọi ngóc ngách không tìm được phòng trọ như ý dù đã đẩy giá cao lên so với phòng trọ cũ, Lan Anh chuyển hướng tìm trên mạng.

Trong bạt ngàn tin đăng trên trang mạng, Lan Anh tìm thấy mẩu tin cho thuê phòng như cô mong muốn: Giá không quá 1.500.000 đồng; phòng khép kín thoáng mát ở Bùi Xương Trạch; có giường, tủ, cáp, mạng Internet, chỗ để xe…, duy không có địa chỉ cụ thể.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Liên lạc đến số điện thoại ghi trong tin, người nhận điện tự giới thiệu làm bên dịch vụ tìm nhà trọ và hướng dẫn Lan Anh đến đường Thái Thịnh để gặp trực tiếp.

Tại đây, Lan Anh đưa cho người môi giới 300.000 đồng đổi lấy lời hứa sẽ cung cấp địa chỉ phòng trọ đúng yêu cầu đặt ra cho đến khi khách hàng tìm được căn phòng ưng ý nhất.

Tuy nhiên, những địa chỉ bên dịch vụ cung cấp đều khác xa căn phòng đăng trên mạng, không ẩm thấp, chật hẹp thì lại xa trường, không thuận tiện đi lại. Không đáp ứng được chất lượng phục vụ, người môi giới liên tục hối thúc Lan Anh chốt phòng trọ cần thuê.

Được hai hôm, Lan Anh tạm ưng một căn phòng, chỉ mới đặt cọc tiền giữ chỗ. Lan Anh chưa quyết định thuê và yêu cầu người phụ nữ gửi thêm vài địa chỉ nữa vì muốn tìm căn phòng gần trường hơn. Tuy nhiên, người này không chấp hành theo thỏa thuận với lý do đã hoàn thành công việc rồi “mất tích”.

Cuối cùng, Lan Anh cũng thuê được phòng trọ, nhưng không phải căn do bên dịch vụ giới thiệu.

Sau lần mất “tiền ngu”, Lan Anh khẳng định không bao giờ tin vào thông tin “bở ăn” trên tờ rơi và mạng Internet.

 

Những điều cần biết khi tìm phòng trọ

Với những tân sinh viên lần đầu tiên đi tìm phòng trọ chắc hẳn sẽ gặp khá nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm. Dưới đây là một số điều bạn cần biết khi tìm phòng trọ nhé.

Nhờ ‘bác gồ’ tìm nhà, gặp ngay cò mồi

Trước khi tìm được chỗ trọ ưng ý như hiện tại, Phương Mai (SN 1994, ngành Xã hội học, trường ĐH Công đoàn) và bạn từng phải lặn lội đi tìm từng ngóc ngách đường phố Hà Nội, thậm chí bị cò mồi lừa.

Theo lời cô sinh viên năm cuối, sau kì nghỉ hè năm nhất, cô và nhóm bạn thân muốn dọn về ở chung, nhưng căn phòng thời điểm đó tuy gần trường, nhưng chật hẹp và giá hơi “chát”.

Dò hỏi ngược xuôi không được, các cô gái lên Google tìm tin cho thuê phòng, đánh dấu lại những chỗ hợp lý. Tại đây, Phương Mai tìm thấy một nhà trọ nguyên căn đang tìm người thuê. Dựa theo ảnh, căn nhà không quá lớn, thoáng mát; các phòng ngủ đều có cửa sổ, giường và tủ; nhà vệ sinh sạch, có bình nóng lạnh; sân thượng để phơi đồ rộng rãi.

“Cả nhóm thấy nhà liền thích mê, đường đi lại cũng thuận tiện. Lập tức, mình gọi vào số điện thoại đăng dưới chân tin. Nhận máy là giọng nam, còn trẻ, nói chuyện như chủ nhà, “PR” nhà trọ lên tận trời. Mình vâng, dạ một hồi mới lấy được địa chỉ nhà”, Mai kể.

Khi đến phố Cự Lộc (Thanh Xuân, Hà Nội) như hướng dẫn, Mai và bạn gái đi cùng không tìm thấy số nhà thanh niên kia cung cấp. Mai gọi lại, người kia lại cung cấp địa chỉ khác và nói nếu Mai cần thuê nhà đăng trên mạng, anh ta sẽ giúp.

Phương Mai kể, ít phút sau, người kia xuất hiện. “Lúc đó, bọn mình biết người kia chỉ làm trung gian giữa chủ nhà và khách thuê rồi. Nhưng, hai đứa vẫn hy vọng thuê được căn nhà thấy trên mạng, có mất tiền môi giới cũng không sao”.

Nam thanh niên kia dẫn Mai và bạn đi lòng vòng vài chỗ trọ xung quanh khu vực Cự Lộc, Ngã Tư Sở, nhưng không chỗ nào giống trong hình, còn cũ và bẩn. Mất thời gian và công sức, Mai nói với nam thanh niên kia là không muốn thuê nữa.

Lúc này, người này đòi Mai phải đưa tiền phí môi giới cho anh ta. Mai ngớ người vì trước đó hai bên thỏa thuận, nếu người kia giới thiệu được căn nhà điều kiện tương đương căn nhà trên web, Mai sẽ trả tiền; nếu không, người kia sẽ không có tiền.

“Mình nhắc lại thỏa thuận, người kia liền trở mặt, bảo Mai phải trả cho anh ta tiền phí dẫn đi xem nhà. Bọn mình là con gái, người kia nhìn mặt mũi dữ tợn. Biết không thỏa đáng, bọn mình cũng phải đưa 150.000 đồng để tránh chuyện xấu xảy ra. May người kia đòi ít tiền, chứ nhiều hơn cũng phải đưa.”, Mai tâm sự.

Sau “quả lừa”, Mai và nhóm bạn học cách cảnh giác. Cả nhóm vẫn lên mạng tìm nhà, nhưng khi đi thuê, nhóm nhờ bạn nam đi cùng hoặc tụ thành nhóm đông người.

* Tên nhân vật đã được thay đổi.

Dở khóc dở cười khi sinh viên trọ nhờ nhà người thân

Đối với các tân sinh viên lần đầu sống xa nhà thì việc ở nhà người thân mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng hãy lường trước những tình huống khó xử mà bạn có thể gặp phải.

 

http://www.tamguong.vn/nong/706574/Co-nha-tro-giang-bay-sinh-vien-tgv.html

Theo Tú Oanh/Báo Tấm gương

Bạn có thể quan tâm