Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dở khóc dở cười khi sinh viên trọ nhờ nhà người thân

Đối với các tân sinh viên lần đầu sống xa nhà thì việc ở nhà người thân mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng hãy lường trước những tình huống khó xử mà bạn có thể gặp phải.

 

Không chỉ giúp gia đình tiết kiệm một phần chi phí về nơi ăn chỗ ở mà việc ở trọ nhà người thân còn giúp sinh viên đến từ tỉnh lẻ thích ứng dễ dàng hơn với nếp sống sinh hoạt của người thành phố. Nhất là với những tân sinh viên lần đầu ra thành phố học, mọi thứ đều xa lạ thì đây là lựa chọn hàng đầu mà nhiều bậc cha mẹ cũng như các sinh viên hướng đến.Thế nhưng, không nhiều bạn có thể ở được lâu dài.

Hành trang nhập học chỉ 700.000 đồng

Hành trang lên đường nhập học của cô tân sinh viên Lâm Thị Thu Hương vừa trúng tuyển vào Đại học Nông lâm TP HCM chỉ vỏn vẹn có 700.000 đồng.

 

Mất tự do

Trong khi những bạn cùng lớp còn lo lắng việc tìm chỗ trọ, tìm người ở trọ cùng thì N.T.Hoa (sinh viên trường Đại học Thủy Lợi) đã có sẵn cho mình một chỗ ở lý tưởng khi dì họ của mình ngỏ lời đưa Hoa về nhà dì ở để “cho vui cửa, vui nhà, tiện sinh hoạt và học tập”. Thế nhưng, Hoa chia sẻ “niềm vui chẳng kéo dài bao lâu khi ngay sau đó, mình bị cô chú quản lý thời gian, ngay cả thứ 7, chủ nhật cũng không được ra ngoài chơi”.

Cô bạn kể những lúc xin đi chơi, dì đều nói “sinh viên thì đi chơi ít thôi, mà đã là người tỉnh lẻ thì càng phải cố gắng mà học chứ đừng suốt ngày đi chơi”. Mỗi khi nghe dì nói câu này, Hoa đều cảm thấy buồn và chạnh lòng nhưng cũng chỉ biết im lặng.

Cùng cảnh ngộ với Hoa, bạn M.T.L.Giang (sinh viên trường Đại học Thương Mại) cho biết “Hồi đầu lên Hà Nội, mình trọ cùng người quen ở quê, mỗi lần đi chơi về đều bị cô ấy hỏi đi với ai, sao đi về muộn thế. Trong khi lúc đó mới chỉ 7 giờ. Có lần cô bắt gặp bạn trai đưa mình về, liền gọi điện mách bố mẹ mình, làm mình bị mắng lên bờ xuống ruộng.

Dù không bị cấm ra ngoài đi chơi như Hoa, bạn V.T.Linh (trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định) lại gặp phải hoàn cảnh khiến cô bạn phải thốt lên “ác mộng” mỗi khi nghĩ về khoảng thời gian ở nhờ nhà bác của mình.

Linh kể “Dù luôn dọn dẹp chăn màn, nhà cửa thường xuyên mình vẫn bị bác mắng là tính ương bướng, tiểu thư hay đi sớm về muộn. Nói chung, rất nhiều thứ bất tiện nên được một thời gian mình xin bố mẹ cho ra ngoài ở trọ. Tuy mất nhiều chi phí hơn nhưng cũng thoải mái được phần nào”.

Trở thành ô sin “bất đắc dĩ”

Không ít bạn gặp phải hoàn cảnh trở thành ô sin “tin cậy” khi đến ở trọ nhà người thân. N. T. Hoa (sinh viên trường Đại học Thủy Lợi) chia sẻ “Lúc đầu dì mình chỉ bảo rảnh thì giúp dì việc nhà, sau dần thì đây trở thành công việc hàng ngày của mình”.

Từ nấu ăn, quét nhà, lau dọn cầu thang (nhà dì Hoa có 6 tầng), rửa bát đều do một tay Hoa đảm nhận. Thế nhưng không dừng lại ở đó, Hoa kể “Nấu ăn mỗi nhà 1 kiểu mà nhà thì 4 người ăn 4 kiểu khác nhau. Mình nấu kiểu gì cũng bị chê tơi tả. Mỗi bữa, mình đều phải nấu đầy đủ 4 món: 1 món canh rau, 1 món cho chú uống rượu, 1 món xào, 1 món ăn mặn. Vừa phải đi chợ, vừa phải tự lên thực đơn mỗi bữa ăn. Mỗi ngày nghĩ đồ ăn cho 3 bữa cũng mệt luôn”.

Vào những ngày học sáng, Hoa phải dậy từ 5 giờ để đi chợ mua thức ăn về nấu bữa sáng cho gia đình dì xong xuôi rồi mới được đi học. Có lần đứa con nhỏ của dì ốm, Hoa đang học trên trường mà dì gọi bắt về bằng được để trông em. Dù không bằng lòng cũng không dám cãi lại vì sợ bị gọi là láo, không tôn trọng người lớn. Hơn nữa, công việc sau khi ra trường Hoa còn phải nhờ cậy dì nên bao nhiêu ấm ức cũng chỉ biết nuốt vào trong.

Vì làm việc nhà mà Hoa không có thời gian để học cũng như nghỉ ngơi. Cô bạn tâm sự “Mỗi tối thu dọn xong đã 9 giờ còn phải tắm giặt, người mệt lả chỉ muốn nằm ngủ chứ cũng không có tâm trạng để học tập”.

Sau khi ở nhà dì được hơn 4 tháng, Hoa không có thời gian học, việc học có phần đi xuống, cô bạn bèn xin phép bố mẹ cho ra ngoài ở.

Nỗi lo lắng lớn nhất của tân sinh viên đến từ tỉnh lẻ dường như luôn là
Nỗi lo lắng lớn nhất của tân sinh viên đến từ tỉnh lẻ dường như luôn là "ở đâu".

'Cẩm nang sinh tồn' cho tân sinh viên

Sinh viên năm nhất, đặc biệt là những bạn trọ học xa nhà khi bước vào một môi trường mới sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ và lo lắng.

Làm gì cũng phải để ý sắc mặt của người thân

“Vì ở nhờ nhà người thân, không mất chi phí ăn ở, sinh hoạt nên khi nói hay làm gì cũng đều phải để ý sắc mặt của mọi người trong gia đình, không được thoải mái khi ở nhà của mình” – là chia sẻ của nhiều sinh viên.

V.H.Ngọc (sinh viên Học viện Ngân hàng) chia sẻ “Nhiều lần mình vì chuyện bài vở trên trường mà tâm trạng buồn bực, nóng nảy. Dù vậy, trước mặt bác mình đều phải tỏ ra bình thường, cùng bác làm việc nhà. Mỗi lần bác bực tức chuyện gì là đổ lên đầu mình, nhưng vì mang tiếng ở nhờ nhà bác, mình đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Ngọc cũng kể thêm, có lần con của bác chưa hỏi ý kiến cô nàng đã lấy túi xách của Ngọc dùng rồi làm hỏng mà không một tiếng xin lỗi. Ngọc cũng không dám nói nặng lời. “Mình và chị ấy ở cùng phòng, có những đêm mình thức học bài, chị ấy kêu đèn làm chói mắt không ngủ được, mình cũng phải ngậm ngùi tắt đèn đi ngủ sáng hôm sau dậy sớm học tiếp. Làm gì cũng luôn phải để ý sắc mặt mọi người khiến mình vô cùng mệt mỏi nhưng không dám xin ra ngoài ở vì sợ bố mẹ khó xử”.

Nhiều sinh viên đã chọn cách rời khỏi nhà người thân ra ở trọ bên ngoài để giữ hòa khí.
Nhiều sinh viên đã chọn cách rời khỏi nhà người thân ra ở trọ bên ngoài để giữ hòa khí.

'Mê trận' phòng trọ với tân sinh viên

Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm đầu năm học mới, tại các thành phố lớn xuất hiện tình trạng “sốt” nhà trọ cho sinh viên.

 

Có nên ở nhờ nhà người thân?

Trước những tình huống “dở khóc dở cười” mà nhiều tân sinh viên gặp phải khi sống nhờ người thân, một lời khuyên dành cho các bạn sinh viên đó là cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.

Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt được các thói quen sinh hoạt của thành viên gia đình người thân để thích ứng và ứng xử sao cho hài hòa. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định rõ việc được và mất khi đến ở nhờ nhà người thân để xem mình có khả năng chấp nhận những phiền toái sẽ xảy ra sau này hay không?

Với những tân sinh viên không quá khó khăn trong việc chi phí nhà trọ thì bạn có thể lựa chọn cách ở nhà người thân một thời gian ngắn khoảng 1 tháng sau đó khi đã quen với cuộc sống thành phố thì chuyển ra ngoài trọ để đảm bảo tình cảm không vì những phiền toái mà sứt mẻ.

Chỗ trọ gần trường khan hiếm, ký túc xá dồi dào

Đầu năm học này, nhiều ký túc xá (KTX) mới ở các trường ĐH - CĐ trên địa bàn TP HCM đưa vào sử dụng là tin vui cho tân sinh viên khi nhà trọ ngày càng khan hiếm, giá cao.

 

http://www.tamguong.vn/hoc/705253/Do-khoc-do-cuoi-khi-sinh-vien-tro-nho-nha-nguoi-than.html

Theo Yến Phạm/Báo Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm