Nếu anh tôi không trả lại số tiền thừa 50 triệu thì họ có quyền khởi kiện ra tòa không? Anh tôi có thể phạm tội gì?
Quang Hiếu (Hà Nội)
Trả lời:
Hành vi không trả lại tiền thừa do cửa hàng nhầm lẫn trong việc in hóa đơn thanh toán là xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp của công dân được pháp luật bảo vệ.
Nếu cố tình không trả lại tiền thừa cho chủ sở hữu tài sản do bị giao nhầm sau khi có yêu cầu nhận lại tài sản đó thì bạn sẽ bị xử lý về Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự.
Để xử lý về Tội chiếm giữu trái phép tài sản cần phải thỏa mãn các dấu hiệu cơ bản như sau:
1. Về mặt chủ thể của tội phạm: Người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
2. Về mặt khách thể của tội phạm: Khách thể của tội Tội chiếm giữ trái phép tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu được pháp luật bảo vệ.
3. Về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi chiếm giữa trái phép tài sản. Hành vi này được thể hiện dưới hình thức sau:
Không trả lại tài sản được giao nhầm cho chủ sở hữu tài sản, người quản lý hợp pháp tài sản đó mà chiếm hữu, sử dụng hoặc đã định đoạt về tài sản đó.
Nếu chưa có yêu cầu đòi lại tài sản do giao nhầm của chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản thì chưa cấu thành tội phạm này.
Hậu quả của tội phạm này là tài sản bị giao nhầm có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.
4. Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết tài sản đó không thuộc sở hữu, quản lý của mình, biết mình có nghĩa vụ phải trả lại nhưng mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình và cố tình không trả lại.
Điều 141. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.