Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Cơ thể bạn thay đổi thế nào sau khi sinh con?

Khi mang thai, cơ thể bạn thay đổi rất nhiều đề phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, cơ thể sẽ thay đổi một lần nữa như sản dịch, rụng tóc, tiểu không tự chủ.

Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua rất nhiều sự thay đổi. Ảnh: The-message.

Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua rất nhiều sự thay đổi. Tử cung và hông của bạn đều mở rộng hơn. Nhưng sau khi sinh khoảng bao lâu cơ thể bạn sẽ trở về như trước? Dưới đây là những mốc thời điểm cho thấy sự thay đổi của cơ thể phụ nữ sau sinh:

Một tuần sau sinh: Kích thước bàn chân thay đổi

Sưng phù chân là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ và thường hết trong khoảng một tuần sau khi sinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng mang thai có thể khiến dây chằng và khớp giãn ra. Khi điều này xảy ra ở bàn chân, các vòm bàn chân sẽ xẹp xuống, khiến chúng dài ra. Sự thay đổi này là vĩnh viễn.

6 tuần sau sinh: Tiết dịch âm đạo

Trong khoảng một tháng rưỡi sau khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, tử cung của bạn sẽ bài tiết những chất còn lại dưới dạng dịch tiết ra máu gọi là sản dịch. Sản dịch ra nhiều vào những ngày đầu, vì vậy hãy sử dụng những miếng băng vệ sinh dày và thấm hút tốt trong khoảng thời gian này.

sau khi sinh con anh 1

Trong khoảng một tháng rưỡi sau khi sinh, dù sinh thường hay sinh mổ, tử cung của bạn sẽ bài tiết những chất còn lại dưới dạng dịch tiết ra máu gọi là sản dịch. Ảnh: Kk.unansea.

Sau một tuần đến 10 ngày, bạn nên dùng một chiếc quần lót hoặc đồ lót dành cho kỳ kinh nguyệt. Bạn không nên sử dụng băng vệ sinh trong thời gian này; chúng có thể chứa vi khuẩn và dẫn đến nhiễm trùng trong khi bạn đang lành bệnh.

2-8 tuần sau khi sinh: Thay đổi âm đạo

Sau khi sinh thường, bạn có thể bị đau và sưng ở âm hộ và đáy chậu (khu vực giữa âm đạo và hậu môn), đặc biệt nếu bị rách tầng sinh môn trong quá trình sinh. Tình trạng này thường sẽ cải thiện sau khoảng 2 tuần. Cơ thể phụ nữ hồi phục rất nhanh.

Kích thước âm đạo của bạn ít nhiều sẽ trở lại trạng thái trước khi mang thai trong khoảng 6 đến 8 tuần. Một chút khác biệt về kích thước âm đạo trước và sau sinh nhưng việc làm các can thiệp trẻ hóa âm đạo hay bất cứ điều gì có thể không cần thiết. Nếu bạn đang bị đau nhức và sưng tấy khu vực âm đạo, hãy ngâm mình trong bồn tắm ngồi để giảm bớt sự khó chịu. Bạn có thể chườm đá trong 10 phút, nhiều lần trong ngày.

6-8 tuần sau khi sinh: Tử cung co lại

Sau khi mở rộng trong 9 tháng, tử cung của bạn sẽ trở lại kích thước gần như trước khi mang thai trong khoảng 6-8 tuần. Thi thoảng, bạn sẽ thấy cơn đau co hồi tử cung. Bạn có thể nhận thấy chúng nhiều hơn khi cho con bú, hormone này kích thích hormone oxytocin và khiến tử cung co bóp.

Một miếng dán hoặc miếng đệm sưởi ấm ở vùng bụng dưới có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Tử cung của bạn có thể co lại sau 6-8 tuần không có nghĩa là bạn nên mong đợi phần còn lại của cơ thể cũng như vậy. Phải mất 9 tháng để tăng cân khi mang thai, vì vậy, bạn đừng tạo áp lực cho bản thân để giảm cân một cách nhanh chóng.

3-6 tháng sau sinh: Rụng tóc

Nội tiết tố estrogen tăng lên trong 3 tháng cuối thai kỳ và khiến tóc bạn mọc nhiều hơn. Nhưng điều này sẽ không tồn tại lâu. Khi nồng độ estrogen trở lại bình thường, nhiều phụ nữ thường nhận thấy sự rụng tóc quá mức. Tình trạng này không thực sự được coi là rụng tóc vì estrogen trong 3 tháng cuối chỉ giúp tóc ít rụng hơn so với bình thường.

sau khi sinh con anh 2

Rụng tóc thường diễn ra nhiều nhất nhất vào khoảng 3 tháng sau khi sinh và sau đó giảm dần. Ảnh: EyeEm.

Rụng tóc thường diễn ra nhiều nhất nhất vào khoảng 3 tháng sau khi sinh và sau đó giảm dần. Nếu tình trạng rụng tóc làm phiền bạn, hãy thử dùng dầu gội làm phồng tóc, chải tóc cẩn thận, giảm nhiệt độ khi sử dụng máy sấy hoặc máy uốn tóc, đồng cắt tóc ngắn hơn để giúp tóc trông dày hơn.

3-6 tháng sau sinh hoặc lâu hơn: Giãn tĩnh mạch

Gần 1/3 phụ nữ sẽ bị giãn tĩnh mạch chân khi mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là một số yếu tố như mang thai làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể và giảm chức năng của van. Thông thường, chứng giãn tĩnh mạch không gây hại và sẽ tự biến mất khoảng 3 tháng sau khi sinh. Bạn có thể ngăn tình trạng này trở nên tồi tệ hơn bằng cách vận động, tuân thủ chế độ ăn ít natri và mang tất chặt. Khoảng 25% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch khi mang thai vẫn bị giãn tĩnh mạch 6 tháng sau khi sinh.

Nếu chứng giãn tĩnh mạch không thuyên giảm trong vòng một năm, bạn có thể cần được điều trị bằng liệu pháp laze hoặc tiêm thuốc. Bất cứ khi nào bạn bị đau, sưng hoặc đỏ do giãn tĩnh mạch, hãy gọi cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của cục máu đông.

Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở lại phụ thuộc phần lớn vào việc có đang cho con bú hay không. Các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn thường không có kinh trở lại ít nhất 6 tháng sau khi sinh hoặc khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Đôi khi, tình trạng cho con bú vô kinh (không có kinh do cho con bú) có thể kéo dài một năm hoặc thậm chí lâu hơn.

Rất nhiều phụ nữ có kinh nguyệt không thay đổi sau sinh. Nhiều người nói rằng kinh nguyệt của họ kéo dài hơn, có thể kỳ kinh thay đổi về khoảng cách giữa các kỳ kinh hay lượng kinh nguyệt trong mỗi chu kỳ. Tính nhất quán của lượng máu kinh và mức độ đau trong mỗi chu kì kinh của bạn cũng có thể thay đổi.

Trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau sinh: Tiểu không tự chủ

Việc phải đi tiểu nhiều là điều dễ hiểu khi mang thai. Trong giai đoạn đó, một bào thai đang phát triển và ngồi trên bàng quang của bạn theo đúng nghĩa đen. Nhưng việc sinh con có thể không làm dịu đi cảm giác muốn đi vệ sinh của bạn, tình trạng rỉ nước tiểu trở nên phổ biến hơn.

Mang thai và sinh nở gây nhiều áp lực lên bàng quang và có thể làm suy yếu cơ sàn chậu, dẫn đến tiểu không tự chủ. Việc bạn tiểu không tự chủ hay không và tình trạng này sẽ kéo dài bao lâu tùy thuộc vào một số yếu tố như cân nặng khi sinh của em bé và số lần mang thai.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Hệ lụy khôn lường khi tự thụt tháo bằng cà phê

Theo các bác sĩ, nơi không được cấp phép hoặc thực hiện sai quy trình có thể đưa vi khuẩn có hại vào đường tiêu hóa của người bệnh. Ngoài ra, họ phải đối mặt nguy cơ bị thủng ruột.

Bác sĩ Hoài Thu

Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Bạn có thể quan tâm