Chị Thanh Nga (quận 8, TP.HCM) đang đau đầu tìm cách giúp con gái học lớp 1 tránh bạn xấu. Nghe con kể chuyện bị đánh, giựt tóc ở lớp, người mẹ không khỏi lo lắng, xót xa.
"Con mình học lớp 1, ngồi bên cạnh một bạn rất nghịch, hay trêu chọc, giựt tóc rồi lấy sách vở. Mình có dạy con đánh lại nếu bị bạn giở trò nhưng bé quá nhát, không dám phản kháng. Mình có gặp bạn kia răn đe rồi nhưng đâu cũng vào đấy", chị Nga chia sẻ trên mạng xã hội.
Ở hoàn cảnh tương tự chị Nga, chị Nhã Uyên đặt câu hỏi trên một diễn đàn dành cho phụ huynh: "Khi con đi học bị bạn đánh, có nên xúi con đánh lại bạn không? Cha mẹ nên làm thế nào khi con bị đánh?". Lập tức, chủ đề này nhận được nhiều ý kiến tranh luận.
"Thà đánh trước còn hơn bị đánh"
"Nếu con bị bạn bắt nạt, tôi sẽ bảo đánh lại gấp đôi cho nó nhớ", anh Nam nêu quan điểm. Người cha có con học lớp 3 ở Sài Gòn này cho hay vợ chồng anh luôn dặn con "phải đánh trước" chứ không thể để bạn bắt nạt mình được.
"Mình hiền quá, bạn sẽ quen thói lấn át, nên không thể để điều đó xảy ra. Mình thà đánh trước, còn hơn bị đánh", phụ huynh này nói.
"Phải dạy con đánh lại gấp đôi các mẹ ạ. Hồi bé, mình cũng được bố mẹ dạy không được đánh bạn, mà báo giáo viên. Thầy cô thường bảo 'chắc em nghịch trêu bạn mới bị đánh đúng không?'. Từ đó, mình chẳng bao giờ mách thầy cô nữa mà đánh lại thật lực. Hai lần như vậy, mình đã trở thành đại ca", tài khoản Vu Thanh Long kể lại.
Phụ huynh khác tên Hoa cho rằng "đánh không lại cũng phải đánh", và "đừng bao giờ dạy con cách trông chờ vào sự cứu giúp của người khác". Theo phụ huynh này, trẻ bị bắt nạt chỉ có cách chạy, xin bạn hoặc... đánh lại.
Nhiều phụ huynh khác lại nghĩ sẽ không cho phép con gây hấn, đánh bạn trước nhưng khi không thể giải quyết ôn hòa, việc dạy trẻ cách phản kháng để tự bảo vệ mình là cần thiết.
Anh Võ Tuấn, cha của nam sinh học lớp 5 ở quận 3, TP.HCM, chọn cách chỉ cho con kỹ năng tránh bị đánh, không chơi với bạn có tính hung hãn, phản đối bằng lời nói một cách quyết liệt hoặc lập liên minh cô lập kẻ đánh mình. Cuối cùng, nếu vẫn không tác tác dụng, anh cho phép con đánh lại bạn và mách người lớn.
Khác quan điểm trên, chị Hồng, nữ phụ huynh ở TP.HCM, cho rằng không nên định hướng trẻ đánh nhau. Khi có mâu thuẫn, các con cần báo thầy cô, bố mẹ để cùng giải quyết. Bảo chúng đánh nhau khác gì "tiếp tay" cho con hành động bạo lực.
Nhiều phụ huynh gặp khó khi hướng dẫn con xử lý tình huống bị bạn bắt nạt. Ảnh minh họa. |
Học cách tự vệ ôn hòa
Anh Nguyễn Hoàng Việt, người sáng lập trường ngoại khoá Dream&Do, Hà Nội, khuyên phụ huynh nên hướng dẫn con phân biệt mức độ nguy hại của từng hoạt động bắt nạt, từ đó có cách ứng xử khác nhau. Đặc biệt, những hành động bắt nạt cần có phản ứng tức thời, khẩn cấp.
"Hãy thể hiện quan điểm của bản thân với người bắt nạt bằng lời nói, thái độ chứ không phải bạo lực. Ví dụ, trẻ có thể nói 'Dừng lại, tôi không thích', người lớn có thể giúp con ngăn cản hành vi bắt nạt", anh Việt nói.
Cũng theo người sáng lập trường ngoại khoá Dream&Do, việc trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn rất quan trọng. Đây không phải vấn đề của trẻ con mà trách nhiệm của người lớn. Không thể để các bé tự giải quyết vấn đề ngoài khả năng của mình.
"Hãy cho con biết rằng có bố mẹ, thầy cô lắng nghe và bảo vệ con. Trẻ cần có niềm tin đó, nếu không hành vi bắt nạt sẽ kéo dài hoặc dẫn đến hậu quả tồi tệ khi chúng không còn tin tưởng cha mẹ, thầy cô nữa", anh Việt nêu quan điểm.
Chị Nguyễn Thị Kim Anh khẳng định nếu con bị đánh, người mẹ này sẽ không cho phép đánh lại bạn, mà phải thưa chuyện với cô giáo. Chị sẽ liên hệ phụ huynh của bé bắt nạt con mình để cùng nhẹ nhàng trao đổi, tìm cách khuyên răn đám trẻ.
Phụ huynh phải làm mẫu cho con về tình huống bị bạn đánh. Cha mẹ có thể dạy con nói: "