Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Con buôn' sinh viên: Buôn bán cũng cần đanh đá

"Nơi chợ búa cũng phải đanh đá một chút, miễn sao mình không ngoa ngoắt, nói láo, ăn điêu làm điêu là được”, một bạn trẻ tâm sự.

Dù công việc chính là học hành, nhưng với sự năng động, ưa trải nghiệm, sinh viên đã tận dụng quỹ thời gian rảnh của mình vào việc kinh doanh. Đặt sách vở sang một bên, trở thành những "con buôn" thực thụ, lành nghề.

Những con buôn sinh viên

Trong thời buổi mạng xã hội bùng nổ như hiện tại, hầu hết các con buôn sinh viên đều chọn hình thức kinh doanh online. Nghĩa là giới thiệu sản phẩm trên mạng sau đó nhận yêu cầu của khách hàng rồi chuyển hàng đến địa chỉ có sẵn.

Người vô gia cư ôm mặt khóc khi nhận áo ấm từ sinh viên

Một bà cụ nghẹ ngào khi nhận được chiếc áo len giữa đêm Hà Nội lạnh giá từ tay STQ - đội sinh viên tình nguyện Quản trị kinh doanh, ĐH Kinh tế Quốc dân.

Với hình thức kinh doanh như vậy, các bạn trẻ không mất quá nhiều thời gian cho việc trông nom, chăm chút cửa hàng, lại không phải bỏ vốn thuê mặt bằng mở cửa hàng, thuận tiện cho việc kinh doanh thời vụ như dịp Tết.

Nguyễn Giang (sinh viên trường trung cấp Tuệ Tĩnh) bắt đầu từ năm nay chuyển sang kinh doanh hoa pha lê và mứt Tết tự làm. Giang cho biết, cô tự làm một vài sản phẩm sau đó chụp ảnh đăng trên Facebook quảng cáo. Khách hàng có thể đặt làm theo yêu cầu. Đến hạn, đích thân Giang sẽ chuyển hàng đến địa chỉ có sẵn.

Nguyễn Giang kinh doanh hoa pha lê và mứt Tết.
Nguyễn Giang kinh doanh hoa pha lê và mứt Tết.
Và thế là, hàng ngày, sau giờ học trên lớp, Giang lao vào làm hoa pha lê và mứt. Trước khi đi ngủ và lúc tỉnh dậy, cô đều phải vào Facebook check (kiểm tra) thông tin yêu cầu của khách. Ngoài ra, cô còn phải tranh thủ thời gian chụp ảnh, đăng thêm những mẫu hàng mới trên Facebook để quảng cáo.

Giang chia sẻ: “Thời gian của sinh viên không bị thắt chặt như dân công sở làm việc ngày 8 tiếng nhưng có những thời điểm khách đặt nhiều, gọi hàng dồn dập khiến mình cũng không có thời gian nghỉ ngơi nhiều. Rồi phải tính toán thời gian chuyển hàng cho khách hàng sao cho hợp lý để không bị trùng với lịch học”.

Giang cho biết thêm, vì mặt hàng cô kinh doanh là sản phẩm tự làm nên khá khó khăn trong việc tính toán lỗ, lãi để điều chỉnh hướng kinh doanh cho hợp lý. Đôi khi, có thứ nguyên liệu mua quá ít dẫn đến thiếu, còn có thứ thì mua quá nhiều dùng không hết lại bỏ đi, rất phí. Vậy là bên cạnh những cuốn giáo trình, vở ghi bài, Giang còn có thêm một cuốn sổ ghi chép các khoản thu chi, lỗ lãi, các nguyên liệu thiếu thừa... luôn thường trực trong cặp sách như một con buôn thực thụ.

Chậu hoa pha lê do Giang tự làm.
Chậu hoa pha lê do Giang tự làm.
Biết quê mình có món măng khô đặc sản, Hoàng Thương (sinh viên đại học Thương mại, Hà Giang) nảy ra ý tưởng kinh doanh nhân dịp Tết đến xuân về. Không quá mở rộng việc kinh doanh, Thương chủ yếu giới thiệu cho người quen, bạn học cùng lớp, cùng trường.

Thương chia sẻ: “Nghe mình kể về đặc sản ở quê, bạn nào cũng thích mua một ít về làm quà. Thế là từ việc lấy hộ, mình nảy ra ý tưởng kinh doanh. Mẹ mình gửi hàng qua xe khách, sau đó mình ra lấy rồi đem về nhà phân ra thành từng túi nhỏ, đem đến cho các bạn”.

Khi sinh viên làm thêm dịp Tết

Việc sinh viên đi làm thêm là chuyện hết sức bình thường. Thế nhưng, hiện nay nhiều sinh viên lại coi thời điểm năm hết Tết đến là “làm cơ hội vàng” mới là điều đáng nói.

Và thế là, bạn là khách hàng, lớp thành chợ cho Thương buôn bán. Tranh thủ giờ ra chơi, Thương giới thiệu, rao bán sản phẩm, mồm mép linh hoạt như bà buôn thực thụ. Hình ảnh cô nàng một tay xách cặp, một tay xách đầy những túi lớn, túi nhỏ khệ nệ đến trường đã quá quen thuộc với bạn bè ở trường.

Thương chia sẻ: “Mình chỉ tranh thủ giờ ra chơi mới giới thiệu hàng chứ không làm ảnh hưởng đến việc học của bản thân cũng như các bạn. Mình không quá quan trọng việc lỗ lãi bởi, mình chỉ muốn được trải nghiệm cảm giác buôn bán, được chủ động tính toán thu, chi. Công việc kinh doanh khá vất vả, số tiền kiếm được lại không quá nhiều, nhưng mình rất vui”.

Chèo kéo, thậm chí cãi nhau với khách hàng

Không chỉ buôn bán online, nhiều bạn sinh viên được nghỉ Tết sớm còn trực tiếp lấy hàng rồi đem ra chợ bán. Khi va chạm với nhiều khách hàng khó tính, nhiều bạn tưởng chừng như dịu dàng, nhút nhát cũng trở nên lanh lợi, hoạt bát và thậm chí  là rất... đanh đá.

Măng khô - đặc sản quê Thương đem xuống Hà Nội kinh doanh dịp Tết.
Măng khô - đặc sản quê Thương đem xuống Hà Nội kinh doanh dịp Tết.

Vốn ôm mộng sau đợt kinh doanh sẽ có nhiều tiền tiêu Tết, Lê Thủy (sinh viên đại học Luật Hà Nội) đã rất xông xáo bê hàng đến chợ kinh doanh. Và mặt hàng bạn chọn buôn bán là hoa tươi.

Khác với vẻ dịu dàng, yểu điệu, yếu ớt ngày nào, trong vai trò cô bán hoa ngoài chợ, Thủy trở nên xông xáo, hoạt bát, mồm mép linh hoạt. Thủy không ngại mời chào, thậm chí là chèo kéo khách hàng miễn sao có thể bán hết hoa.

Thủy chia sẻ: “Đôi khi mời họ mua hàng xong mình bật cười. Chẳng hiểu tại sao mình lại có thể nói ngon, nói ngọt đến thế. Không chỉ vậy, có lúc gặp phải khách hàng khó tính, mè nheo, bới tung cả thùng hoa lên mới chọn được vài bông, đến lúc trả tiền lại chê lên, chê xuống nào hoa xấu, giá đắt rồi cuối cùng không mua nữa, mình phải gắt gỏng, thậm chí cãi nhau. Đôi khi, nơi chợ búa cũng phải đanh đá một chút, miễn sao mình không ngoa ngoắt, nói láo, ăn điêu làm điêu là được”.

Những bạn trẻ như Giang, Thương, Thủy… khi trở thành con buôn, ít ai nhận ra họ đang là tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. Tuy chỉ mới tập tành buôn bán và đa số chỉ kinh doanh theo thời vụ nhưng các bạn cũng rất chuyên nghiệp và lành nghề.

Sinh viên mang 'chợ quê' lên giảng đường

Cứ đến giờ ra chơi là các "con buôn" sinh viên lại mang hàng ra quảng cáo, giới thiệu với bạn bè trong lớp.

http://danviet.vn/doi-song/con-buon-sinh-vien-buon-ban-cung-can-danh-da-537698.html

Theo Hạ Nhiên/Báo Dân Việt

Bạn có thể quan tâm